Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau bởi
Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau bởi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau
Câu hỏi: Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau bởi?
- số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
- số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.
- số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
- số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
Giải thích:
Các loại protein khác nhau được phân biệt bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian
I. Khái niệm protein
Protein là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các axit amin. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọi là chuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của protein.
II. Cấu trúc của protein
Thành phần hoá học của protein
- Prôtêin là chất hữu cơ, có cấu trúc đa phân được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin
- Có 20 loại axit amin
- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin quy định tính đa dạng của Prôtêin
Cấu trúc vật lí của protein
Prôtêin Có 4 bậc cấu trúc.
Người ta phân biệt biệt ra 4 bậc cấu trúc của Protein:
- Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi polypeptide. Đầu mạch polypeptit là nhóm amin của axit amin thứ nhất và cuối cùng là nhóm cacboxyl của axit amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein thực chất là trình tự sắp xếp các axit amin trên chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc một của protein có vai trò rất quan trọng vì trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của protein.
- Cấu trúc bậc hai: Là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptide trong không gian. Chuỗi polypeptide thường không ở dạng thẳng mà ở xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn và cấu trúc nếp gấp , được cố định bởi các liên kết hydro giữa những axit amin gần nhau. Các protein sợi như keratin, collagen…(có trong lông, tóc, móng, sừng) gồm nhiều xoắn, trong khi các protein cầu có nhiều nếp gấp hơn.
- Cấu trúc bậc ba: Các xoắn và phiến nếp gấp có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc biệt phụ thuộc vào nhóm –R trong các mạch polypeptide. Chẳng hạn nhóm –R của cysteine có khả năng tạo cầu disunfur (-S-S), nhóm –R của proline cản trở việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp hay, hay những nhóm –R ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân tử… Các liên kết yếu hơn như liên kết hydro hay điện hóa trị có ở giữa các nhóm –R có điện tích trái dấu.
- Cấu trúc bậc bốn: Khi protein có nhiều chuỗi polypeptide phối hợp với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptide liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hydro.
III. Chức năng của protein
- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể (nhân, màng sinh học, bào quan...).
- Dự trữ axit amin (prôtêin sữa, prôtêin hạt...)
- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (enzim).
- Protein có chức năng vận động: các actin, myosin, là protein làm khung vận động của mô cơ và của rất nhiều tế bào khác.
- Vận chuyển các chất (Hemglobin trong máu), truyền xung thần kinh.
- Thu nhận thông tin (các thụ thể)
- Điều hòa sự trao đổi chất (hoocmon).
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
→ Protein đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau bởi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh Diều và Sinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.