Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân
Cách giải bài tập nguyên phân và giảm phân
Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp một số phương pháp nhằm giải bài tập sinh học về nguyên phân và giảm phân nhanh chóng. Tài liệu giải bài tập nguyên phân giảm phân này dành cho các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh lớp 10 hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
I. Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân:
1. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào bằng nhau:
Gọi: - a là số TB mẹ
- x là số lần nguyên phân
=> Tổng số tế bào con tạo ra = a. 2x
Vận dụng: Bốn hợp tử của cùng một loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt bằng nhau. Tổng số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?
2. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau:
Giả sử có a tế bào có số lần nguyên phân lần lượt là: x1, x2, x3,....xa (ĐK: nguyên dương)
=> Tổng số TB con = 2x1+ 2x2 + 2x3 + ...+ 2xa
Vận dụng: Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tìm số lần nguyên phân và số tế bào con tạ ra từ mỗi tế bào A, B, C.
II. Dạng 2: Tính số NST môi trường cung cấp và số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân
1. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân:
a. Số NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp:
Có a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) mguyên phân x lần bằng nhau, tạo ra a.2x tế bào con
- Số NST chứa trong a tế bào mẹ là: a. 2n
- Số NST chứa trong các tế bào con là: a.2x. 2n
Do đó, số lượng NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp là: a.2x. 2n - a. 2n
Vậy tổng số NST môi trường = a. 2n (2x – 1)
b. Số lượng NST mới hoàn toàn do môi trường cung cấp là: a.2n (2x – 1)
Vận dụng: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bòa nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường là 2400.
- Xác định tên loài
- Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên
2. Tính số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân:
Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2x tế bào con thì số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình đó là: a.(2x – 1)
III. Dạng 3: Tính thời gian nguyên phân:
1. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không đổi:
Một tế bào tiến hành nguyên phân x lần liên tiếp với tốc độ không đổi, thì:
Thời gian nguyên phân = thời gian 1 lần nguyên phân.
2. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không bằng nhau:
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân tăng dần đều.
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân giảm dần đều.
Trong 2 trường hợp trên, thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành một dãy cấp số cộng và thời gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong dãy cấp số cộng đó
Gọi: - x là số lần nguyên phân
- u1, u2, u3,....ux lần lượt là thời gian của mỗi lần nguyên phân thứ nhất, thứ 2, thứ 3..., thứ x. Thì thời gian của quá trình nguyên phân là:
Thời gian N.P= x/2 (u1 + ux )
Gọi d là hiệu số thời gian giữa lần nguyên phân sau với lần nguyên phân liền trước nó
- Nếu tốc độ nguyên phân giảm dần đều thì d > 0
- Nếu tốc độ nguyên phân tăng dần đều thì d < 0
Ta có thời gian N.P = x/2 [2u1 + (x - 1) d]
Vận dụng: Theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của một hợp tử có tốc độ giảm dần đều, nhận thấy thời gian nguyên phân của lần nguyên phân đầu tiên là 4 phút, thời gian của lần nguyên phân cuối cùng là 6,8 phút. Toàn bộ thời gian của quá trình nguyên phân là 43,2 phút. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con được tạo ra.
IV. Dạng 4: Mô tả biến đổi hình thái NST ở mỗi giai doạn khác nhau của quá trình nguyên phân.
Quá trình nguyên phân của tế bào xảy ra được phân làm 5 kỳ: kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. (Xem SGK)
Vận dụng: Có một hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần với tốc độ bằng nhau. Ở mỗi lần nguyên phân của hợp tử, nhận thấy giai đoạn của kì trung gian kéo dài 10 phút; mỗi kì còn lại có thời gian bằng nhau là 1 phút.
- Tính thời gian của một chu kì nguyên phân
- Mô tả trạng thái biến đổi của NST ở phút theo dõi thứ 22.
- Sau ban lần nguyên phân hợp tử đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 266 NST đơn.
- Cho biết số tâm động trong mỗi tế bào ở thời điểm quan sát
- Tính số thoi vô sắc đã được hình thành trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
I. Dạng 1: Tính số giao tử và hợp tử hình thành
1. Số giao tử được tạo từ mỗi loại tế bào sinh giao tử:
Qua giảm phân:
- Một tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng
- Một tế bào sinh trứng tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng
Do đó:
- Số tinh trùng tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4
- Số tế bào trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng
- Số thể định hướng (thể cực) = số tế bào sinh trứng x 3
2. Tính số hợp tử:
Trong quá trình thụ tinh, một trứng (n) kết hợp với 1 tinh trùng (n) tạo ra hợp tử (2n)
Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
3. Hiệu suất thụ tinh: là tỉ số phần trăm giữa giao tử được thụ tinh trên tổng số giao tử được tạo ra
Vận dụng: Một thỏ cái sinh được 6 con. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 6,25%. Tìm số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng đã tham gia vào quá trình trên.
II. Tính số loại giao tử và hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST.
1. Tính số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST:
Gọi n là số cặp NST của tế bào được xét
- Nếu trong giảm phân không có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen trong cùng một cặp NST kép tương đồng:
Số giao tử có nguồn gốc và cấu trúc NST khác nhau là: 2n |
- Nếu trong giảm phân có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen ở m cặp NST kép tương đồng (mỗi cặp NST kép trao đổi chéo xảy ra ở một điểm):
Số giao tử có nguồn gốc và cấu trúc NST khác nhau là: 2n + m |
2. Số kiểu tổ hợp giao tử:
Số kiểu tổ hợp giao tử= số gt ♂ x số gt ♀ |
Vận dụng: Xét một tế bào sinh dục có kiểu gen AB De XY. Xác định số loại giao tử trong hai trường hợp: xảy ra hiện tượng trao đổi chéo và có hiện tượng trao đổi chéo.
III. Dạng 3: Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử
1. Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào sinh giao tử giảm phân tạo giao tử:
- a tế bào sinh tinh trùng (mỗi tế bào chứa 2n NST) từ vùng sinh trường chuyển sang vùng chín thực hiện 2 lần phân chia tạo 4a tinh trùng đơn bội (n)
- a tế bào sinh trứng (mỗi tế bào chứa 2n NST) từ vùng sinh trường chuyển sang vùng chín thực hiện 2 lần phân chia tạo a trứng và 3a thể cực đều đơn bội (n)
Vậy:
+ Số NST chứa trong a tế bào sinh tinh trùng hoặc a tế bào sinh trứng ở giai đoạn sinh trưởng: ax2n
+ Số NST chứa trong tất cả tinh trùng hoặc trong các trứng và các thể cực được tạo ra:
4a x n= 2a x 2n
+ Số NST môi trường cung cấp cho a tế bào sinh giao tử giảm phân tạo giao tử:
2a x 2n - ax2n = a x 2n
2. Số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình phát sinh giao tử từ các tế bào sinh dục sơ khai
Giả sử có a tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân x lần liên tiếp (ở vùng sinh sản), tạo ra a x 2x tế bào con, sau đó đều trở thành các tế bào sinh giao tử (ở vùng sinh trưởng) và đều chuyển sang vùng chín giảm phân tạo giao tử.
Tổng số giao tử (và số thể cực nếu có) là: 4a x 2x
Ta có:
- Tổng số NST chứa trong a tế bào sinh dục sơ khai lúc đầu là: a. 2n
- Tổng số NST chứa trong toàn bộ các giao tử ( kể cả các thể định hướng nếu có) là:
4a x 2x x n = 2 x 2x x a x 2n
- Tổng số NST môi trường cung cấp cho a tế bào sinh dục sơ khai tạo giao tử:
2 x 2x x a x 2n - a. 2n = (2 x 2x - 1) . a. 2n
Vận dụng: Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của ruồi giấm có 6 té bào sinh dục sơ khai nguyên phân 3 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều chuyển sang vùng chín trở thành các tế bào sinh giao tử.
- Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử từ 6 tế bào sinh dục sơ khai nói trên
- Tính số NST mà các tế bào sinh giao tử đã sử dụng để tạo giao tử? cho biết bộ NST của ruồi giấm 2n=8.
BÀI TẬP VỀ NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Bài tập 1: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Cách giải
a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:
2n(2x - 1)10 = 2480 và 2n2x10 = 2560 → n = 8 (ruồi giấm)
2n.2x.10 = 2560 → x = 5
b. Số tế bào con sinh ra: 320
Số giao tử tham gia thụ tinh: 128/10 . 100 = 1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 1280/320 = 4 suy ra là con đực
Bài tập 2: Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực.
Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con.
a/ Tìm số ong thợ con và số ong đực con.
b/ Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?
c/ Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu?
Cách giải
a/ Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x
Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96
b/ Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160
c/ Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến
- Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng
- Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000
- Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 trứng
- Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64
- Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200
- Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến: (32 x 1200) + 16(64 + 594000) = 9543424 NST
Bài tập 3: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
1. Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên
2. Các tế bào mới được tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng
a. Khi tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra bao nhiêu NST đơn?
b. Quá trình giảm phân trên tạo ra được bao nhiêu trứng và tổng số NST trong các tế bào trứng là bao nhiêu?
c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia
Xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên.
Hướng dẫn
1.Xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai
Ở ruồi giấm bộ NST lưỡng bội 2n= 8
Gọi k là số lần phân bào ( k nguyên dương, k>0)
Theo giả thiết, ta có:
2k. 2n = 512
2k. 8 =512
→ k = 6
Vậy tế bào sinh dục sơ khai nói trên tiến hành 6 đợt phân bào.
2.a: Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi
Mỗi tế bào sinh trứng có 2n = 8 NST đơn, trước khi giảm phân tạo trứng thì đều nhân đôi NST đơn thành NST kép tức là tạo thêm 8 NST đơn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
Tổng số tế bào sinh trứng được tạo ra sau 6 đợt phân bào là 26= 64 tế bào
Vậy các tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số NST đơn là :
8.64 = 512 NST đơn.
b. Xác định số NST đơn trong các trứng tạo thành
Vì mỗi tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số NST đơn là :
64.1 = 64 trứng
Ở ruồi giấm n = 4 NST nên tổng số NST trong các trứng tạo thành là
64.4 = 256 NST đơn
c. Số tinh trùng tham gia thụ tinh
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% nên tổng số trứng được trực tiếp thụ tinh tạo hợp tử là: 64.25% = 16 trứng
Vậy số tinh trùng tham gia thụ tinh là: 1.000.000 x 16 = 16.000.000 tinh trùng
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân để các bạn học sinh tham khảo, với lời giải chi tiết học sinh làm bài so sánh đáp án từ đó học tốt môn Sinh học lớp 10. VnDoc còn rất nhiều tài liệu chất lượng khác nữa các bạn chớ bỏ qua nhé
- Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân
- Bài tập sinh học tế bào
- Bài tập sinh học lớp 10: ADN, ARN và protêin
- Giải bài tập trang 9 SGK Sinh học lớp 10: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Bài tập về nguyên phân và giảm phân
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được các phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân, phương pháp giải bài tập về cơ chế giảm phân và thụ tinh... Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau Đề thi học kì 2 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.