Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 30 SGK Sinh học lớp 10: Axit nuclêic

Giải bài tập trang 30 SGK Sinh học lớp 10: Axit nuclêic

Giải bài tập trang 30 SGK Sinh học lớp 10: Axit nuclêic được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về axit nuclêic Sinh học 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 22 SGK Sinh học lớp 10: Cacbohiđrat và lipit

Giải bài tập trang 25 SGK Sinh học lớp 10: Prôtêin

Bài tập Sinh học lớp 10: Axit nuclêic

Giải bài tập trang 34 SGK Sinh học lớp 10: Tế bào nhân sơ

Giải bài 1, 2, 3 trang 30 SGK Sinh 10: Axit nuclêic

A. Tóm tắt lý thuyết: Axit nuclêic

ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit. Trình tự các nuclêôtit trên ADN làm nhiệm vụ mã hóa cho trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (prôtêin). Các prôtêin lại cấu tạo nên các tế bào và do vậy quy định các đặc điểm của cơ thể sinh vật. Như vậy, các thông tin trên ADN có thể quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể sinh vật. Thông tin di truyền trên phân tử ADN được bảo quản rất chặt chẽ. Những sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được hệ thống các enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa. Thông tin trên ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào. Thông tin di truyền trên ADN (gen) còn được truyền từ ADN ARN —> prôtêin thông qua các quá trình phiên mã và dịch mã.

Trong tế bào thường có tất cả 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN. Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định.

mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin.

rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp nên prôtêin.

ARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.

Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được "đúc" trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzim của tế bào phân hủy thành các nuclêôtit.

Ở một số loại virut, thông tin di truyền không được lưu trữ trên ADN mà trên ARN.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 30 Sinh học lớp 10: Axit nuclêic

Bài 1: (trang 30 SGK Sinh 10)

Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Sự khác biệt giữa cấu trúc ADN và ARN là:

ADN: là chuỗi xoắn kép (gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit). Đơn phân của ADN là A (Ađênin), T (Timin), G (Guanin), X (Xitozin), trong thành phần của nó có đường đêôxribôzơ (C5H10O4).

ARN: Cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Đơn phân của ARN là A (Ađênin), U (Uraxin), G (Guanin), X (Xitôzin), trong thành phần của nó có đường ribôzơ (C5H10O5).

Bài 2: (trang 30 SGK Sinh 10)

Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Nếu phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân rất khó x = y ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em, khó xảy ra sự hoán vị gen tương ứng, rất khó tạo ra các biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Đồng thời, nếu quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và làm cho sinh giới không thể đa dạng như ngày nay.

Bài 3: (trang 30 SGK Sinh 10)

Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các nuclêôtit trên phân tử ADN là vì mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi: pônuclêôtit kết hợp với nhau theo NTBS. Đó là A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô (và ngược lại), chính vì vậy, khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch kia bị hư hỏng) sẽ được dùng làm khuôn để sữa chữa cho mạch bị hư hỏng với sự tác động của enzim.

Bài 4: (trang 30 SGK Sinh 10)

Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên những sinh vật có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 10

    Xem thêm