Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học lớp 10 bài 24: Thực hành Lên men êtilic và lactic

Ngữ văn 10: Giải bài tập SGK Sinh học lớp 10 bài 24

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bộ tài liệu Giải bài tập SGK Sinh học lớp 10 bài 24: Thực hành Lên men êtilic và lactic, chắc chắn bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Thực hành Lên men êtilic và lactic

I. Lên men etilic

1. Hoàn thành phương trình phản ứng

Hợp chất X là: êtilic

s

2. Kết quả thí nghiệm: quan sát bọt khí xuất hiệm ở các ống nghiệm

- Ống 1: dung dịch saccarôzơ 10%.

- Ống 2: dung dịch saccarôzơ 10% + bột nấm men.

- Ống 2: nước lã đun sôi để nguội + bột nấm men.

Nhận xét

Ống 1

Ống 2

Ống 3

Có bọt khí CO2

-

+

-

Có mùi rượu

-

+

-

Có mùi đường

+

+

-

Có mùi bánh men

-

+

+

Kết luận (lên men)

-

+

-

II. Lên men lactic

1. Có người cho là không có "tay" muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào?

- Khi bắt đầu muối dưa, các chất (nhất là đường) chưa khuếch tán ra môi trường. Vi khuẩn gây thối và vi khuẩn lactic (tự nhiên có trên bề mặt rau củ) cùng phát triển. Nếu không cung cấp đủ cơ chất (đường) cho vi khuẩn lactic thì vi khuẩn gây thối sẽ phát triển mạnh hơn và ngay lập tức các nguyên liệu sẽ bị hỏng.

- Nếu như vi khuẩn lactic phát triển mạnh hơn thì sẽ tạo được dưa muối. Nhưng nếu để hũ dưa đó trong một thời gian dài, các sản phẩm do vi khuẩn lactic tiết ra ngày càng nhiều, cơ chất ngày càng ít, môi trường gây độc cho vi khuẩn lactic nhưng có lợi cho vi khuẩn gây thối. Như vậy sau một thời gian dài dưa muối sẽ bị hỏng.

- Như vậy, "tay" muối dưa có thể hiểu là có kinh nghiệm muối dưa (pha chế tỷ lệ nguyên liệu) chứ không phải do yếu tố siêu nhiên nào khác.

2. Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Trong kẹo có chứa đường. Khi trẻ ăn kẹo sau đó lại không làm sạch răng miệng thì các mảng đường sẽ bám ở răng. Trong miệng có tích tụ rất nhiều loại vi sinh vật, chúng sẽ phân giải đường để lấy dinh dưỡng, đồng thời hình thành các sản phẩm phụ làm phá hủy men răng tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác thâm nhập vào chân răng , dẫn tới sâu răng.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SGK Sinh học lớp 10 bài 24: Thực hành Lên men êtilic và lactic. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 10

    Xem thêm