Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 7

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ được VnDoc tổng hợp và chia sẻ, tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các bạn học sinh trở nên hiệu quả hơn. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ.

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.

a. Thành tế bào:

- Thành tế bào là Peptiđôglican

- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào

b. Màng sinh chất:

- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin

- Vai trò: Bảo vệ tế bào

c. Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn):

- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt

d. Lông và roi

- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ

- Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển

2. Tế bào chất:

- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân

- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm

- 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)

3. Vùng nhân:

- Chưa có màng nhân

- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng

II. PHÂN LOẠI VI KHUẨN:

Dựa vào cấu tạo thành tế bào người ta chia thành 2 loại vi khuẩn

- Vi khuẩn gram+ (Thành tế bào dày, có màu tím khi nhuộm)

- Vi khuẩn gram- (Thành tế bào mỏng, có màu đỏ khi nhuộm)

Dùng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ

- Kích thước nhỏ (= 1/10 tế bào nhân thực). Có thành tế bào là peptiđôglican

- Tế bào chất: Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng. Chỉ có Ribôxôm

- Nhân: Chưa có màng nhân, vật chất di truyền là một phân tử ADN dạng vòng

B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?

Câu 2. Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn.

Câu 3. Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn.

Câu 4. Thuốc kháng sinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh.

Câu 5. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 7. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được cấu tạo của tế bào nhân sơ, phân loại vi khuẩn, các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ... Bên cạnh đó VnDoc.com còn gửi tới bạn đọc các câu hỏi để bạn đọc luyện tập, trau dồi kiến thức bài học. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

.........................................

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 7. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các tài liệu học tập Giải bài tập Địa Lý 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10 hoặc đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
17 32.331
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm