Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10

Trắc nghiệm Sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào với nhiều câu hỏi bổ ích được VnDoc sưu tầm và biên soạn, nhằm cung cấp tài liệu tham khảo chất lượng phục vụ quá trình dạy và học môn Sinh lớp 10 của quý thầy cô cùng học sinh.

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 chương 3

1. Động năng là

A. Năng lượng củi khô chưa đốt
B. Năng lượng của hợp chất hữu cơ
C. Năng lượng bình ắc quy chưa sử dụng
D. Năng lượng sẵn sàng sinh công

2. Năng lượng tồn tại chủ yếu trong tế bào là

A. hóa năng, động năng
B. nhiệt năng, thế năng
C. điện năng, động năng
D. hóa năng

3. Bazo nito của phân tử ATP là

A. adenin
B. timin
C. guanin
D. xitozin

4. Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa theo trạng thái tồn tại của chúng là

A. động năng và thế năng
B. hóa năng và điện năng
C. điện năng và thế năng
D. động năng và hóa năng

5. Bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất là quá trình

A. quang hóa, dị hóa
B. đồng hóa và quang hóa
C. tự dưỡng, dị dưỡng
D. đồng hóa và dị hóa

6. Cho biết hoạt động nào sau đây không cần tiêu tốn năng lượng?

A. tổng hợp các chất hóa học
B. vận chuyển chủ động
C. vận chuyển thụ động
D. sinh công cơ học

7. Quá trình chuyển từ ATP thành ADP + Pi là quá trình nào sau đây?

A. đồng hóa
B. dị hóa
C. quang hóa
D. tổng hợp

8. Enzim là chất xúc tác

A. hóa học
B. sinh học
C. lí học
D. sinh hóa học

9. Trong phân tử có vùng cấu trúc không đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. phức hợp
B. vùng liên kết tạm thời
C. trung tâm hoạt động
D. vùng phản ứng trao đổi

10. Enzim pepsin ở dịch dạ dày người hoạt động ở độ

A. pH = 2
B. pH = 3
C. pH = 4
D. pH = 6

11. Chất ức chế enzim là

A. Chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim
B. Chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim
C. Chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính ei
D. Chất gây độc cho enzim

12. Chất hoạt hóa của enzim là

A. Chất gây độc cho enzim
B. Chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim
C. Chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính ei
D. Chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim

13. Vai trò của enzim là

A. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học
C. Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
D. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

14. Sơ đồ nào sau đây biểu diễn đúng cơ chế tác động của enzim phân giải đường saccarozo?

A. E + saccarozo → E – saccarozo → glucozo + fructozo + E
B. E – saccarozo → glucozo + fructozo + E → E + saccarozo
C. E + saccarozo → glucozo + fructozo+ E → E – saccarozo
D. E – saccarozo → E + saccarozo → glucozo + fructozo + E

15. Người bị mắc bệnh gut, các khớp xương đầu gối, mắt cá chân, ngón chân cái, bàn tay, khuỷu tay và vai bị đau đớn, do

A. Rối loạn chuyển hóa đạm
B. Rối lọan chuyển hóa mỡ
C. Rối loạn đương huyết
D. Hạ canxi

Đáp án Trắc nghiệm Sinh 10 chương 3

Câu 1: D. Năng lượng sẵn sàng sinh công

Câu 2: D. Hóa năng

Câu 3: A. adenin

Câu 4: A. động năng và thế năng

Câu 5: D. đồng hóa và dị hóa

Câu 6: C. vận chuyển thụ động

Câu 7: B. dị hóa

Câu 8: B. sinh học

Câu 9: C. trung tâm hoạt động

Câu 10: A. pH = 2

Câu 11: A. Chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim

Câu 12: D. Chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim

Câu 13: A. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

Câu 14: A. E + saccarozo → E – saccarozo → glucozo + fructozo + E. coli

Câu 15: A. rối loạn chuyển hóa đạm.

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập, VnDoc với hệ thống bài tập trắc nghiệm Sinh học, Vật lý, Toán,.... được xây dựng chi tiết và bám sát nội dung các bài học theo chương trình Sách Giáo khoa lớp 10. Mời các bạn tải về và tham khảo!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm