Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn thi Sinh học lớp 10 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 này sẽ giúp các bạn ôn tập và hệ thống kiến thức Hóa học lại hiệu quả. Đề cương gồm nhiều bài tập với các dạng bài khác nhau, mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
1. Nêu những đặc điểm khác biệt về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
TẾ BÀO NHÂN SƠ | TẾ BÀO NHÂN THỰC |
Kích thước nhỏ | Kích thước lớn |
Nhân chưa có màng bao bọc | Nhân đã có màng bao bọc nên được gọi là nhân thực hay nhân hoàn chỉnh |
Tế bào chất không có hệ thống nội màng | Tế bào chất có hệ thống nội màng chia thành các xoang riêng biệt |
Tế bào chất chỉ có 1 bào quan là Ribôxôm | Tế bào chất có nhiều bào quan |
2. Trình bày đặc điểm của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
- Thành tế bào
- Màng sinh chất
- Tế bào chất
- Vùng nhân
3. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực.
4. Trình bày những thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực có cấu trúc màng đơn.
- Không bào
- Lizôxôm
5. Trình bày những thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực có cấu trúc màng kép.
- Nhân tế bào
- Ti thể
- Lục lạp
6. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật.
- Lục lạp
- Thành tế bào
7. Tại sao nói: "Màng sinh chất có cấu trúc mô hình khảm động"? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì đối với tế bào?
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin).
- Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.
- Cấu trúc đó giúp cho màng sinh chất trao đổi chất 1 cách có chọn lọc.
8. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG | VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG | |
Giống nhau | Đều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và môi trường ngoài tế bào. | |
Không làm biến dạng màng sinh chất. | ||
Khác nhau | Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. | Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. |
Không tiêu tốn năng lượng. | Tiêu tốn năng lượng. |
9. Thế nào là vận chuyển thụ động? Trình bày các kiểu vận chuyển thụ động.
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
- Nguyên lí: Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
* Các kiểu vận chuyển thụ động
a) Thẩm tách
Là sự khuếch tán các chất tan qua màng sinh chất.
Theo 2 cách:
- Trực tiếp qua lớp phôtpholipit.
- Qua kênh prôtêin xuyên màng.
b) Thẩm thấu
- Là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất.
- Nhờ vào kênh aquaporin.
10. Thế nào là vận chuyển chủ động? Trình bày cơ chế và ý nghĩa của vận chuyển chủ động.
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần tiêu tốn năng lượng và cần có các prôtêin vận chuyển đặc hiệu cho từng loại chất cần vận chuyển.
- Cơ chế: ATP gắn vào prôtêin vận chuyển → biến đổi cấu hình prôtêin vận chuyển → liên kết được với các chất cần vận chuyển → đẩy chúng ra ngoài tế bào hoặc đưa chúng vào trong tế bào.
- Ý nghĩa: tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào.
11. Sự khuếch tán các chất qua màng sinh chất phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào?
a) Sự chênh lệch nồng độ của chất tan ở môi trường bên trong và bên ngoài tế bào
- Môi trường ưu trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Chất tan di chuyển từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào.
- Môi trường đẳng trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào.
- Môi trường nhược trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào.
b) Đặc tính lí hóa của chất tan
- Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ như CO2, O2,... khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit.
- Các chất phân cực, có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.