Bài tập về nguyên phân và giảm phân
Bài tập về nguyên phân và giảm phân
Bài tập về nguyên phân và giảm phân vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các bài tập về nguyên phân và giảm phân có kèm lời giải chi tiết giúp các bạn học tốt môn Sinh học phần nguyên phân, giảm phân, ôn thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 10, 11 hiệu quả. Sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Bài tập 1: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Cách giải
a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:
2n(2x - 1)10 = 2480 và 2n2x10 = 2560 → n = 8 (ruồi giấm)
2n.2x.10 = 2560 → x = 5
b. Số tế bào con sinh ra: 320
Số giao tử tham gia thụ tinh: 128/10 . 100 = 1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 1280/320 = 4 suy ra là con đực
Bài tập 2: Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực.
Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con.
a/ Tìm số ong thợ con và số ong đực con.
b/ Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?
c/ Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu?
Cách giải
a/ Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x
Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96
b/ Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160
c/ Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến
- Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng
- Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000
- Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 trứng
- Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64
- Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200
- Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến: (32 x 1200) + 16(64 + 594000) = 9543424 NST
Bài tập 3: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 nhiễm sắc thể (NST) đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y.
a. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai?
b. Xác định bộ NST 2n của loài?
c. Trong quá trình nguyên phân đó có bao nhiêu thoi tơ vô sắc được hình thành?
d. Tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ 1 tế bào sinh dục sơ khai
e. Có bao nhiêu kiểu sắp xếp của các NST kép trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa 1 phân bào giảm nhiễm.
GIẢI
Số đợt nguyên phân:
- Số tinh trùng mang NST Y = tinh trùng mang NST X = 128
Tổng số tinh trùng tạo thành: 128 × 2 = 256
Số TB sinh tinh: 256/4 = 64
Số đợt nguyên phân: Gọi K là số đợt nguyên phân
2k = 64 → k = 6
Bộ NST 2n: (26 - 1) × 2n = 504 → 2n = 8
- Số thoi vô sắc hình thành: 26 – 1 = 63
- Số NST môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai tạo giao tử:
(26-1 + 1) × 8 = 1016
- Số kiểu sắp xếp là: 8 kiểu sắp xếp.
Bài tập 4: 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng bội bình thường.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên?
c. Các hợp tử được chia thành hai nhóm A và B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc chưa nhân đôi. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong mỗi nhóm tế bào?
Cách giải
a. Ở vùng chín mỗi tế bào sinh dục có một lần nhân đôi NST ở kì trung gian của lần phân bào I nên số lượng NST cung cấp bằng số lượng NST có trong tế bào ban đầu trước khi bước vào giảm phân. Suy ra số lượng NST đơn có trong các tế bào trước khi thực hiện giảm phân là 2560 NST đơn.
- Số lượng NST đơn có trong 10 tế bào sinh dục sơ khai là 2560 – 2480 = 80
- Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 80/10 = 8
b. Với hiệu suất thụ tinh 10% để tạo ra 128 hợp tử thì số lượng giao tử cần phải có: 128/10 x 100 = 1280 giao tử
- Số lượng tế bào sinh dục con khi chưa bước vào vùng chín được tạo ra từ nhóm tế bào trên: 2560/8 = 120 tế bào
Nếu các tế bào này là tế bào sinh trứng thì chỉ tạo được 320 tế bào trứng, không đủ hoàn tất quá trình thụ tinh. Vậy nhóm tế bào trên là tế bào giới tính đực. Vì tạo được: 320 x 4 = 1280 tinh trùng.
c. Gọi số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm B là k. Suy ra số lần nguyên phân của hợp tử trong nhóm A là 2k. Theo giả thiết ta có phương trình:
Đặt k = 1, ta có: 2k + 22k< 20 loại
Đặt k = 2, ta có: 2k + 22k = 20 nghiệm đúng.
Số đợt nguyên phân mỗi hợp tử trong nhóm A là 4 đợt nhóm B là 2 đợt.
Bài tập 5:
Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng của một loài bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các NST trong các trứng là 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội bình thường. Khi không có trao đổi đoạn và không có đột biến loài đó tạo nên 219 loại trứng.
a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào đã trải qua mấy đợt nguyên phân.
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
c. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái để tạo trứng. là bao nhiêu?
Cách giải
a. Gọi số lượng tế bào sinh tinh trùng là x, gọi số lượng tế bào sinh trứng là y (với điều kiện x, y là số nguyên dương, thỏa mãn công thức 2k). Theo giả thiết và theo lí thuyết giảm phân ta có hệ phương trình:
\(\left\{\begin{array}{l} x+y=320 \\ 19 \times 4 x+19 y=18240 \end{array}\right.\) ta có \(\left\{\begin{array}{l} x=256 \\ y=64 \end{array}\right.\)
(bộ NST của loài 2n=38, có 219 loại trứng)
Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực: 2k =256 gk = 8 đợt
Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái: 2k = 64 g k = 6 đợt
b. Theo giả thiết các tế bào trứng đều được thụ tinh, vậy có 64 hợp tử. Để tạo ra 64 hợp tử phải có 64 tinh trùng được thụ tinh với trứng trong tổng số tinh trùng được tạo ra.
256 × 4 = 1024. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng
\(\frac{64}{1024} \times 100=6,25 \%\)
c. Số lượng NST đơn mới tương đương cung cấp cho tế bào sinh dục cái:
- Ở vùng sinh sản: (64-1) × 38 NST = 2394 NST
- Ở vùng chín: 64 × 38 NST = 2432 NST
Tổng số NST đơn mới tương đương cung cấp cho 1 tế bào sinh dục cái để tạo ra các trứng: = 2349 + 2432 = 4826 NST
Bài tập 6
Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 5,66 x 108 nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
Cách giải
Ruồi giấm có 8 NST, vậy chiều dài của bộ NST của ruồi giấm là:
5.66x108x3,4A/2=9,622x108A
Chiều dài trung bình một phân tử ADN của ruồi giấm là
9,622x108/8= 1,2028x108A
NST ruồi giấm ở kì giữa có chiều dài 2 µm = 2x104A
Vậy NST kì giữa đã cuộn chặt với số lần là
= 1,2028x108A/2x104A = 6014 lần
Bài tập 7. Trong tế bào của người, bộ nhiễm sắc thể 2n chứa hàm lượng ADN bằng 6 x 109
cặp nuclêôtit. Hãy cho biết các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit ?
a. Tế bào ở pha G1.
b. Tế bào ở pha G2.
c. Tế bào nơron.
d. Tinh trùng.
Đáp án: a.Tế bào ở pha G1: 6 x 109 (cặp nucleotit).
b. Tế bào ở pha G2: 6 x 109 x 2 (cặp nucleotit) = 12 x 109 (cặp nucleotit)
c. Tế bào nơron: 6 x 109 (cặp nucleotit).
d. Tinh trùng: 3 x 109 (cặp nucleotit)
Bài tập 8
a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? (Cho biết bộ nhiễmsắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4).
b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm. Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao nhiêu?
Đáp án:
a. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2.
Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1.
b/. Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST[400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên
các nulêôxôm tương đương với số lượng như sau:
(22-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm.
Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp:
(22 – 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin.
Bài tập 9
Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể.
a/. Tìm số lượng tế bào con hình thành?
b/. Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường.
c/. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới?
Đáp án
a/. Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 2 3 = 56 tế bào.
Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 = 60 tế bào.
b/. Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14. c/. Số lượng NST đơn cần cung cấp:
[(23 – 1) x 24] + [(23 – 1) x 24 x 7] + [ (22 –1) 24 x 2] = 1488 NST.
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn Bài tập về nguyên phân và giảm phân để các bạn học sinh tham khảo, với lời giải chi tiết học sinh làm bài so sánh đáp án từ đó học tốt môn Sinh học lớp 10. VnDoc còn rất nhiều tài liệu chất lượng khác nữa các bạn chớ bỏ qua nhé
- Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân
- Bài tập sinh học tế bào
- Bài tập sinh học lớp 10: ADN, ARN và protêin
- Giải bài tập trang 9 SGK Sinh học lớp 10: Các cấp tổ chức của thế giới sống
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập về nguyên phân và giảm phân. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp các bài tập về nguyên phân và giảm phân kèm đáp án như cách xác định nhiêm sắc thể, cách tính số lượng tế bài, cách tính tỉ lệ tế bào... Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn tại các mục Đề thi học kì 2 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.