Giải bài tập trang 108, 109 SGK Sinh học lớp 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Giải bài tập trang 108, 109 SGK Sinh học lớp 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Giải bài tập trang 108, 109 SGK Sinh học lớp 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập và mở rộng kiến thức khi học môn Sinh học lớp 10. Hi vọng, đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 101 SGK Sinh học lớp 10: Sinh trưởng của vi sinh vật
Giải bài tập trang 105 SGK Sinh học lớp 10: Sinh sản của vi sinh vật
Giải bài 1, 2, 3 trang 108, 109 SGK Sinh 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
A. Tóm tắt lý thuyết: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Các chất hữu cơ như cacbohiđrat, prôtêin, lipit... là các chất dinh dưỡng. Một số chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo ... có vai trò quan trọng trong quá trình hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim. Một số chất hữu cơ như axit amin, vitamin ... với hàm lượng rất ít như cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật song chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng.
Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 108, 109 Sinh học lớp 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Bài 1 trang 108 SGK Sinh 10
Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:
- Môi trường a gồm: nước, muối khoáng và nước thịt.
- Môi trường b gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)
- Môi trường c gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°c một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.
a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì?
b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.
c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
- Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
- Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
- Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Bài 2 trang 109 SGK Sinh 10
Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng Khác được không, vì sao?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phenylalamin. Do vậy, khi nuôi 2 chủng vi sinh vật này, chúng sẽ không thể phát triển được.
Bài 3 trang 109 SGK Sinh 10
Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.