Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo bài Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19: Giảm phân được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Sinh học 10, với các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh đa dạng, hỗ trợ quá trình dạy và học đạt kết quả cao.

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19

1. Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào giao tử
C. Tế bào sinh dục chín
D. Hợp tử

2. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
B. Có sự phân chia của tế bào chất
C. Có sự phân chia nhân
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép

3. Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

A. kì giữa I và kì sau I
B. kì giữa II và kì sau II
C. kì giữa I và kì giữa II
D. cả A và C

4. Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. Các NST đều ở trạng thái đơn
B. Các NST đều ở trạng thái kép
C. Có sự dãn xoắn của các NST
D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào

5. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân?

A. kì đầu I
B. kì giữa I
C. kì đầu II
D. kì giữa II

6. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?

A. Phân li các NST đơn
B. Phân li các NST kép, không tách tâm động
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào
D. Tách tâm động rồi mới phân li

7. Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào
B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
C. Mỗi chiếc về một cực tế bào
D. Đều nằm ở giữa tế bào

8. Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có

A. nNST đơn, dãn xoắn
B. nNST kép, dãn xoắn
C. 2n NST đơn, co xoắn
D. n NST đơn, co xoắn

9. Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

A. Tương tự như quá trình nguyên phân
B. Thể hiện bản chất giảm phân
C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì
D. Có xảy ra tiếp hợp NST

10. Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II
B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II
C. Kì đầu II, kì giữa II
D. Tất cả các kì

11. Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST

12. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

(1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I
(2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
(3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ
(4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (1), (2), (3)

Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. sử dụng dữ kiện này trả lời câu hỏi 13 – 16

13. Ở kì sau I, trong mỗi tế bào có

A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
B. 16 NST đơn, 0 cromatit, 16 tâm động
C. 8 NST kép, 8 cromatit, 8 tâm động
D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

14. Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có

A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

15. Số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp cho các tế bào đó hoàn thành giảm phân là

A. 80
B. 8
C. 16
D. 40

16. Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là

A. 20
B. 10
C. 5
D. 1

17. Một loài (2n), giảm phân không có trao đổi chéo, tối đa cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 2n
B. 22n
C. 3n
D. 2

18. Một loài (2n), khi giảm phân có k cặp NST xảy ra trao đổi chéo đơn tại 1 điểm, số loại giao tử tối đa thu được là

A.2n
B. 2n+k
C. 3n
D. 2

19. Một loài (2n), khi giảm phân có tối đa bao nhiêu cách sắp xếp NST trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa I?

A. 2n
B. 2n+k
C. 2n-1
D. 2

20. Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?

A. x
B. 2x
C. 3x
D. 4x

21. Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây?

A. Nhân đôi
B. Tiếp hợp
C. Trao đổi chéo
D. Co xoắn

22. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì giữa của giảm phân 1 mà không có ở kì giữa của nguyên phân?

A. NST xếp thành hai hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc.
B. NST có hình dạng đặc trưng cho loài
C. Thoi tơ vô sắc hình thành hoàn chỉnh.
D. NST xếp thành một hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc.

23. Hiện tượng tiếp hợp và có thể dẫn tới trao đổi chéo giữa các crô-ma-tít trong cặp NST tương đồng được diễn ra vào giai đoạn

A. kì đầu của giảm phân 2
B. ki sau của giảm phân 2.
C. kì đầu của giảm phân 1
D. kì sau của giảm phân 1.

24. Đặc điểm chỉ có ở kì sau của giảm phân 1 mà không có ở các kì khác của phân bào giảm phân là:

A. NST ở dạng kép gắn lên thoi vô sắc và được phân li về hai cực tế bào.
B. Mỗi NST có hai tàm động và trượt về hai cực tế bào.
C. NST ở dạng sợi đơn bám thoi vô sắc và được phân li về hai cực tế bào.
D. NST nha xoắn cực đại để trở về trạng thái sợi mảnh.

Đáp án Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19

Câu 1: C. Tế bào sinh dục chín

Câu 2: A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo

Câu 3: C. kì giữa I và kì giữa II

Câu 4: D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào

Câu 5: A. kì đầu I

Câu 6: C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào

Câu 7: B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào

Câu 8: D. n NST đơn, co xoắn

Câu 9: A. Tương tự như quá trình nguyên phân

Câu 10: B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II

Câu 11: B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền

Câu 12: B. (1), (3)

(1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm

(3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ

Câu 13: A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động

Câu 14: C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động

Câu 15: D. 40

Câu 16: C. 5

Câu 17: A. 2n

Câu 18: B. 2n+k

Câu 19: C. 2n-1

Câu 20: B. 2x

Câu 21: C

Câu 22: D. Đặc điểm chỉ có ở kì giữa của giảm phân 1 mà không có ở kì giữa của nguyên phân: NST xếp thành hai hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc.
Ở kì giữa của giảm phân 1 các NST kép xếp thành hai hàng ngang; còn ở kì giữa của nguyên phân các NST kép xếp thành một hàng ngang.

Câu 23: C. Ở kì đầu của giảm phân I diễn ra sự tiếp hợp dẫn tới trao đổi chéo giữa các crô-ma-tít trong cặp NST tương đồng làm phát sinh hoán vị gen.

Câu 24: A. Kì sau là giai đoạn phân li NST. ở giảm phân 1 thì NST kép phân li.

Đánh giá bài viết
9 17.543
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm