Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay

Văn mẫu lớp 10: Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1. Dàn ý bài văn bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập

2. Thân bài

- Giải thích: Tiếng nói dân tộc có thể hiểu là ngôn ngữ đặc trưng của một đất nước hoặc một chủng tộc người. Tùy thuộc vào ngôn ngữ, người ta có thể phân biệt được những chủng tộc với nhau.

- Thực trạng:

+ Hiện nay, trong thời kì hội nhập, việc biết thêm một hoặc nhiều ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là điều vô cùng phổ biến.

+ Biết thêm nhiều ngôn ngữ có rất nhiều lợi ích: Tăng cơ hội việc làm, mở mang đầu óc, lối sống, nhu cầu giải trí được đáp ứng phong phú, đa dạng

+ Tuy nhiên, lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong hội thoại hàng ngày đã và đang là mối nguy đáng bận tâm, nhất là ở giới trẻ

- Nguyên nhân:

+ Do những gia đình có điều kiện thường cho con học tiếng nước ngoài từ nhỏ

+ Do giới trẻ lạm dụng tiếng nước ngoài, lười nghĩ, thích thể hiện

- Ý nghĩa:

+ Ngôn ngữ dân tộc là bản sắc, là văn hóa, khẳng định chủ quyền và độc lập

+ Ngôn ngữ dân tộc là tinh thần đoàn kết, sức mạnh chống giặc ngoại xâm đồng hóa

- Bài học:

Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trẻ con nên học nói sõi tiếng mẹ đẻ trước khi học tiếng nước ngoài. Giới trẻ tránh lạm dụng từ ngữ nước ngoài, tiếng long

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

2. Bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay mẫu 1

Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hóa của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.

3. Bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay mẫu 2

Tiếng nói dân tộc là một trong những yếu tố để khẳng định sự tồn tại độc lập của một dân tộc. Theo chiều dài lịch sử thì tiếng nói dân tộc đã được gọt dũa và bổ sung thêm những vốn từ mới để làm giàu ngôn ngữ của dân tộc mình tuy nhiên trong thời đại hội nhập như ngày nay một bộ phận giới trẻ có phần lạm dụng tiếng nước ngoài, pha tạp tiếng nói dân tộc, thay đổi cách viết, cách phát âm làm cho người đối thoại khó hiểu điều đó cũng làm mất đi sự trong sáng của tiếng nói dân tộc. Trong thời địa hội nhập như hiện nay ta cần bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt bằng cách không dùng các từ lóng, hạn chế sử dụng tiếng nước tránh gây sự lố lăng, kệch cỡm. Như vậy tiếng nói dân tộc là một yếu tố quan trọng trong thời kì hội nhập mà chúng ta cần phải giữ gìn.

4. Bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay mẫu 3

Trong thời kì hội nhập, mở cửa kết nối toàn cầu như ngày nay, tiếng nói dân tộc, vốn là một đặc điểm tiêu biểu để phân biệt các quốc gia, sắc tộc, lại trở thành vấn đề nhức nhối đáng quan tâm. Dường như, những công dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ, đã và đang không thể phân chia ranh giới rõ ràng giữa "hội nhập" và "đồng hòa".

Tiếng nói dân tộc có thể hiểu là ngôn ngữ đặc trưng của một đất nước hoặc một chủng tộc người. Tùy thuộc vào ngôn ngữ, người ta có thể phân biệt được những chủng tộc với nhau. Ngay cả những quốc gia có chung một ngôn ngữ, nhưng cách phát âm, cách nói hay những từ ngữ địa phương cũng sẽ có sự khác biệt. Một dân tộc độc lập, có vùng lãnh thổ riêng biệt thì tiếng nói mới được quốc tế công nhận.

Trong thời kì hội nhập và phát triển, việc tiếp thu và biến chuyển văn hóa, trong đó có cả ngôn ngữ, là một hệ quả tất yếu. Muốn giao tiếp với các nước trong khu vực nói riêng và toàn thể bạn bè quốc tế nói chung, chúng ta cần bổ sung cho bản thân những ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh - quốc tế ngữ. Việc thuần thục một hoặc nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ sẽ cho chúng ta rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, có cơ hội được đi tới những đất nước phát triển vượt bậc về kinh tế, giáo dục, khoa học,... Vốn ngoại ngữ tốt giúp chúng ta nâng tầm chất lượng cuộc sống, nhu cầu giải trí. Ta có thể dễ dàng xem những bộ phim, những chương trình truyền hình thực tế nước ngoài, đi du lịch mà không lo lắng về rào cản ngôn ngữ. Ngoài ra, giỏi ngôn ngữ giúp chúng ta có phong cách sống tự tin hơn, thoải mái hơn.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Ý kiến về lời khuyên “Đừng sống theo điều ta mong muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”

Đánh giá bài viết
26 10.123
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 10

Xem thêm