Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp giải bài tập di truyền

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN

Phương pháp giải bài tập di truyền giúp các bạn học sinh tổng hợp lại kiến thức, nắm bắt các phương pháp giải bài tập di truyền học. Mỗi phương pháp có các ví dụ với lời giải chi tiết cùng các bài luyện tập, giúp các bạn nắm bắt kiến thức nhanh hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chuyên đề: Kinh nghiệm và phương pháp giải bài tập di truyền xác xuất, kiểu gen, giao tử

Một vài phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể sinh học 12

TÌM HIỂU CÁC BƯỚC GIẢI NHANH MỘT BÀI TOÁN VỀ LAI 1, 2 HAY NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG TƯƠNG PHẢN, SỰ TUƠNG TÁC GIỮA CÁC GEN KHÔNG ALEN

Việc nhận dạng các quy luật di truyền là vấn đề quyết định cho việc giải nhanh về các bài toán lai. Để nhận dạng các quy luật di truyền phải dựa vào các điều kiện cụ thể của bài toán.

+ Đối với các bài toán lai về 1, 2 hoặc nhiều cặp tính trạng phân ly độc lập thì ta dựa vào:

  • Các điều kiện về tính trạng gen quy định
  • Kết quả của phép lai để xác định

+ Đối với bài toán về tương tác giữa các gen không allen thì ta dựa vào:

  • Dựa vào các điều kiện về phép lai
  • Kết quả phân tích đời con qua các phép lai

I.Cách nhận dạng quy luật di truyền:

1. Trường hợp bài toán đã xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con:

1.1. Dựa vào kết quả phân ly kiểu hình của đời con:

1.1.1. Khi lai 1 tính trạng:

Tìm tỉ lệ phân tích về KH ở thế hệ con đối với loại tính trạng để từ đó xác định quy luật di truyền chi phối.

+ 3:1 là quy luật di truyền phân tích trội lặn hoàn toàn.

+ 1:2:1 là quy luật di truyền phân tích trội không hoàn toàn (xuất hiện tính trạng trung gian do gen nằm trên NST thường hoặc giới tính.

+ 1:1 hoặc 2:1 tỉ lệ của gen gây chết.

+ 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7 là tính trạng di truyền theo tương tác bổ trợ.

+ 12:3:1 hoặc 13:3 là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế trội.

+ 9:3:4 là tương tác át chế do gen lặn.

+ 15:1 là tương tác cộng gộp kiểu không tích lũy các gen trội.

1.1.2. Khi lai 2 hay nhiều cặp tính trạng:

+ Tìm tỉ lệ phân tích về kiểu hình ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng.

+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia.

Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo định luật phân li độc lập của Menden (trừ tỉ lệ 1:1 nhân với nhau).

Ví dụ: Cho lai hai thứ cà chua: quả đỏ-thân cao với quả đỏ-thân thấp thu được 37.5% quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao: 12.5% quả vàng-thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định.

Giải:

+ Xét riêng từng tính trạng ở thế hệ con:

(37,5% + 37,5%) đỏ : (12,5% + 12,5%) vàng = 3 đỏ : 1 vàng

(37,5% + 12,5%) cao : (37,5 % + 12,5%) thấp = 1 cao : 1 thấp

+ Nhân 2 tỉ lệ này (3 đỏ : 1 vàng) (1 cao : 1 thấp) = 3 đỏ-cao : 3 đỏ-thấp : 1 vàng-cao : 1 vàng-thấp, phù hợp với phép lai trong đề bài. Vậy 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

3. Tính trạng do 1 hay 2 gen quy định?

Xác định kiểu gen tương ứng của cơ thể lai: Tùy vào số tổ hợp ở đời con của từng phép lai và tính trội lặn hoàn toàn hay không hoàn toàn ở thế hệ lai.

Phép lai hai cá thể dị hợp (thường là cho F1 giao phối với nhau) cho số tổ hợp không quá 4 thì thường do 1 gen quy định; số tổ hợp hơn 4 nhưng không quá 16 thường do 2 gen quy định.

Ví dụ: Khi lai F1 dị hợp được F2 phân ly tỉ lệ 11: 2: 2: 1 (tổng có 16 tổ hợp) thì chắc chắn không phải là 1 gen quy định.

Phép lai phân tích F1: nếu cho số tổ hợp không quá 4 nhưng không phải 1:1, lúc này lại do 2 gen quy định...

Ví dụ: Khi lai phân tích được 3 đỏ: 1 xanh (4 tổ hợp) thì cũng chắc chắn không phải là 1 gen.

Lai F1 với 1 cá thể bất kì: số tổ hợp tối đa khi lai hai cá thể dị hợp với nhau, từ đó có thể loại trừ các khả năng không đúng.

Ví dụ: Khi lai hai cá thể bất kì về tính trạng A mà cho con tới 8 tổ hợp thì chắc chắn tính trạng do 2 gen quy định, trong đó 1 cá thể dị hợp cả 2 gen, 1 cá thể dị hợp 1 gen (thường là dị hợp và đồng hợp lặn gen còn lại)...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
26
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 12

    Xem thêm