Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một vài phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể sinh học 12

Nhằm giúp các bạn học sinh học tập tốt môn sinh học trong trường phổ thông, VnDoc.com xin giới thiệu tài liệu “Một vài phương pháp giải bài tập di truyền quần thể sinh học 12”. Tài liệu này hướng dẫn các bạn giải các dạng toán về di truyền sinh học, giúp các bạn ôn luyện tốt cho kì thi tốt nghiệp cũng như kì thi vào đại học sắp tới.

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN

HỌC QUẦN THỂ SINH HỌC 12

Phần I : Lí do chọn đề tài .

Trong chương trình sinh học 12 phần bài tập quần thể là rất khó đối với học sinh. Vì trong chương trình chỉ trang bị lí thuyết, không có tiết rèn luyện bài tập, ngay cả trong sách bài tập sinh học 12 dạng toán quần thể tự phối cũng như quần thể giao phối không có một bài tập nào.

Mà trong những năm gần đây, phần toán quần thể Bộ giáo dục Đào tạo thường hay ra đề thi tốt nghiệp, thi đại học, thi học sinh giỏi... do đó học sinh rất dễ gặp khó khăn, lúng túng khi gặp những bài tập này, đặc biệt đối với học sinh các trường THPT ở vùng sâu, vùng xa, phần lớn học sinh phần lớn học sinh có lực trùng bình yếu thì việc giáo viên hướng dẫn giải bài tạo vô cùng vất vả nhưng hiệu quả đạt được không cao. Nhiều học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập một cách mơ hồ, lúng túng, không cơ sở khoa học. Để làm rõ những điểm cần lưu ý trong quá trình giải bài tập, học sinh yên tâm, tự tin hơn trong quá trình làm bài, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp về giải phần bài tập quần thể tự phối và quần thể giao phối cho học sinh yếu và học sinh trung bình ở trường THPT . Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.

Phần II – Nội dung.

A. Quần thể tự phối.

1. Cơ sở khoa học : Phần bài tập quần thể tự phố là dạng bài tập hoàn toàn mới, đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ cơ sở khoa học của nó để vận dụng vào giải bài tập. Trong khi đó học sinh ở trường vùng sâu, vùng xa nhận thức về lí thuyết chưa vững, chính vì vậy phải có một số phương pháp để giải bài tập này cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, vận dụng và phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ của mình trong quá trình học tập.

2. Nội dung cụ thể :

2.1. Kinh nghiệm giải bài tập tự phối.

* Để giải được bài tập phần này yêu cầu học sinh phải nắm vững lí thuyết, khái niệm quần thể tự phối, quần thể giao phối, thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn, thể dị hợp, kiểu gen, kiểu hình, alen, kiến thức di truyền.

* Vận dụng lí thuyết trên để giải một số bài tập về quần tự phối.

2.2. Các phương pháp giải.

Nếu gọi x là thể đồng hợp trội (AA).

Nếu gọi y là thể dị hợp (Aa)

Nếu gọi z là thể đồng hợp lặn (aa)

Gọi n là số thế hệ tự phối

Cấu trúc di truyền của quần thể có dạng :

xAA: yAa : zaa ( với x + y + z = 1 )

a) Dạng thứ I : Quần thể ban đầu chỉ có một kiểu gen :

* Nếu quần thể ban đầu chỉ có một kiểu gen thì có 3 loại.

- Loại kiểu gen AA : Khi tự thụ phấn cho ra dòng thuần chủng trội

- Loại kiểu gen aa : Khi tự thụ phấn cho ra dòng thuần chủng lặn.

- Loại kiểu gen Aa :

+ Nếu quần thể tự phối ban đầu chỉ có một kiểu gen dị hợp thì :

VD1: Ở một quần thể thực vật tại thế hệ P0 có 100% thể dị hợp về kiểu gen Aa nếu bắt buộc tự tự tụ qua 3 thế hệ thì có tỉ lệ dị hợp và thể đồng hợp là bao nhiêu.

Giải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 12

    Xem thêm