Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 25

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 25: Hệ sinh thái được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Sinh học 12 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu. Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội. Hồ Tây được xem là một biểu tượng thiên nhiên, văn hóa điển hình và có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Hồ Tây là nơi cư trú của nhiều động vật và thực vật, trong đó có một số loài quý hiếm đặc hữu như tảo, chim sâm cầm, sen bách diệp,... Từ những thông tin trên, hãy cho biết tại sao hồ Tây được xem là một hệ sinh thái. Hệ sinh thái có những đặc trưng gì?

Phương pháp giải:

Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội. Hồ Tây được xem là một biểu tượng thiên nhiên, văn hoá điển hình và có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Hồ Tây là nơi cư trú của nhiều động vật và thực vật, trong đó có một số loài quý hiếm đặc hữu như tảo, chim sâm cầm, sen bách diệp,...

Lời giải chi tiết:

Hồ Tây được xem là một hệ sinh thái vì hồ Tây là một hệ thống sinh học tương đối ổn định, bao gồm tổ hợp quần xã sinh vật và môi trường sống của nó.

Đặc trưng của hệ sinh thái:

- Ổn định

- Bao gồm tổ hợp quần xã sinh vật và môi trường sống của nó.

- Có chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng.

I. Khái quát hệ sinh thái

Câu 1. Hãy liệt kê ba hệ sinh thái ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Khảo sát ở địa phương em.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Ở vịnh Hạ Long có các hệ sinh thái như: Hệ sinh thái đáy cứng, rạn san hô; hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; hệ sinh thái biển và ven bờ.

Câu 2. Quan sát Hình 25.1, gọi tên sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3.

Quan sát Hình 25.1, gọi tên sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3

Phương pháp giải:

Quan sát hình 25.1

Lời giải chi tiết:

- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: châu chấu.

- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: ếch.

Câu 3. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau:

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng mẫu

Lời giải chi tiết:

Tiêu chí

Hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái nhân tạo

Số lượng loài

Lớn

Ít

Nguồn gốc vật chất và năng lượng

Sử dụng nguồn vật chất, năng lượng sẵn có trong môi trường.

Không chỉ sử dụng nguồn vật chất, năng lượng của môi trường mà còn được con người bổ sung thêm từ các nguồn khác.

Ví dụ

Đại dương,

Cánh đồng lúa

II. Trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái

Câu 4. Quan sát Hình 25.3, hãy xác định các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn.

Quan sát Hình 25.3, hãy xác định các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn

Phương pháp giải:

Quan sát hình 25.3

Lời giải chi tiết:

Các chuỗi thức ăn:

Cây → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng.

Cây → châu chấu → ếch → đại bàng.

Cây → châu chấu → thằn lằn → đại bàng.

Cây → chuột → rắn → đại bàng.

Luyện tập 1. Giả sử trong một góc của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, có các loài sinh vật sau: cây cỏ, ếch, kiến, diều hâu, chuột, châu chấu, rắn. Hãy vẽ các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Phương pháp giải:

Lý thuyết chuỗi thức ăn

Lời giải chi tiết:

Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái:

Cây → kiến, châu chấu → ếch → rắn → đại bàng.

Cây → kiến → châu chấu → đại bàng.

Cây → chuột → rắn → đại bàng.

Cây → chuột → đại bàng.

Câu 5. Từ các chuỗi thức ăn trong câu luyện tập (trang 163), hãy:

a) Viết lưới thức ăn.

b) Chỉ ra những loài là mắt xích chung.

c) Xếp những sinh vật thuộc cùng một bậc dinh dưỡng vào một nhóm.

Phương pháp giải:

Từ các chuỗi thức ăn trong câu luyện tập (trang 163).

Lời giải chi tiết:

a) Lưới thức ăn:

b) Những loài là mắt xích chung: châu chấu, chuột, kiến, rắn, ếch.

c)

Bậc dinh dưỡng cấp 2: châu chấu, kiến, chuột.

Bậc dinh dưỡng cấp 3: ếch, rắn, đại bàng.

Câu 6. Quan sát Hình 25.4 và thực hiện:

a) Mô tả sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

b) Nêu đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

Quan sát Hình 25.4 và thực hiện Mô tả sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái

Phương pháp giải:

Quan sát hình 25.4

Lời giải chi tiết:

a) Sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái: năng lượng từ ánh sáng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận và chuyển hóa thành năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng, được sinh vật dị dưỡng hấp thu và sau đó quay trở lại môi trường.

b) Nêu đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái: dòng năng lượng đi theo một chiều.

Câu 7. Quan sát Hình 25.5 và cho biết:

Quan sát Hình 25.5 và cho biết Các con đường thất thoát năng lượng

a) Các con đường thất thoát năng lượng.

b) Việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 25.5.

Lời giải chi tiết:

a) Các con đường thất thoát năng lượng: quá trình hô hấp, cành lá cây bị rụng, xác sinh vật phân hủy, các chất thải từ động vật,...

b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái: Hiệu suất sinh thái là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá khả năng của hệ sinh thái trong việc sử dụng năng lượng và duy trì sự phát triển, từ đó có thể đánh giá tác động của con người và xây dựng giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường một cách bền vững.

Câu 8. Quan sát Hình 25.6, đọc đoạn thông tin và cho biết việc xây dựng tháp sinh thái có ý nghĩa gì?

Quan sát Hình 25.6, đọc đoạn thông tin và cho biết việc xây dựng tháp sinh thái có ý nghĩa gì

Phương pháp giải:

Quan sát hình 25.6.

Lời giải chi tiết:

Việc xây dựng tháp sinh thái giúp xem xét mức độ hiệu quả dinh dưỡng của mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

III. Chu trình sinh - địa - hóa

Câu 9. Quan sát Hình 25.7, đọc đoạn thông tin và cho biết chu trình trình sinh - địa - hoá được chia thành những giai đoạn nào?

Quan sát Hình 25.7, đọc đoạn thông tin và cho biết chu trình trình sinh - địa - hoá được chia thành những giai đoạn nào

Phương pháp giải:

Quan sát hình 25.7

Lời giải chi tiết:

Chu trình sinh - địa - hóa được chia thành 2 giai đoạn: trao đổi chất trong quần xã sinh vật và trao đổi chất giữa quần xã với sinh cảnh.

Câu 10. Quan sát Hình 25.10 và cho biết:

a) Dạng muối khoáng mà thực vật hấp thụ được hình thành như thế nào?

b) Mô tả chu trình nitrogen.

Quan sát Hình 25.10 và cho biết Dạng muối khoáng mà thực vật hấp thụ được hình thành như thế nào

Phương pháp giải:

Quan sát hình 25.10

Lời giải chi tiết:

a) Nitrogen phân tử trong không khí khi gặp nguồn năng lượng lớn (sét đánh) phân hủy tạo thành muối NO3-, hoặc được các các vi khuẩn cố định nitrogen chuyển thành muối NH4+, cả hai dạng muối này đều được cây hấp thụ.

b) Chu trình nitrogen: Trong chu trình, các muối (NO3-) và muối (NH4+) được sinh vật sản xuất hấp thụ và đồng hoá thành chất hữu cơ trong cơ thể. Chất hữu cơ chứa nitrogen được chuyển qua các nhóm sinh vật tiêu thụ. Nitrogen phân tử được trả lại môi trường nhờ các nhóm sinh vật phân giải.

Câu 11. Lập bảng phân biệt diễn thể nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

Phương pháp giải:

Lý thuyết diễn thế sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Diễn thế nguyên sinh

Diễn thế thứ sinh

Giai đoạn khởi đầu

Diễn ra ở môi trường chưa có sinh vật.

Diễn ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật

Giai đoạn tiên phong

Hình thành quần xã tiên phong.

Hình thành quần xã sinh vật mới thay thế quần xã ban đầu.

Giai đoạn cuối

Hình thành quần xã ổn định tương đối.

Hình thành quần xã ổn định tương đối, tuy nhiên trong thực tế thường hình thành quần xã suy thoái.

Luyện tập 2. Vẽ sơ đồ khái quát của chu trình nước, carbon và nitrogen.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết chu trình nước, carbon và nitrogen.

Lời giải chi tiết:

- Chu trình nước:

Vẽ sơ đồ khái quát của chu trình nước, carbon và nitrogen trang 167 Sinh học 12

- Chu trình carbon:

Vẽ sơ đồ khái quát của chu trình nước, carbon và nitrogen trang 167 Sinh học 12

- Chu trình nitrogen:

Vẽ sơ đồ khái quát của chu trình nước, carbon và nitrogen trang 167 Sinh học 12

IV. Sự biến động của hệ sinh thái

Câu 11. Vì sao nhóm loài ưu thế lại đóng vai trò quan trọng trong diễn thế sinh thái?

Phương pháp giải:

Loài ưu thế có sinh khối lớn (kích thước quần thể lớn), đóng vai trò quan trọng trong quần xã và ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái của môi trường.

Lời giải chi tiết:

Vì sự phát triển của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống và môi trường xung quanh, tạo cơ hội cho các loài khác cạnh tranh để trở thành nhóm loài ưu thế, đây chính là nguyên nhân bên trong gây ra quá trình diễn thế sinh thái.

Câu 12. Nghiên cứu diễn thế sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên và thực tiễn?

Phương pháp giải:

Lý thuyết diễn thế sinh thái

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái: giúp chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục, ứng phó với những điều kiện môi trường khắc nghiệt, biến đổi theo hướng bất lợi đối với sinh vật và con người.

Luyện tập 3. Hãy phân tích quá trình diễn thế sinh thái ở một hệ sinh thái qua tìm hiểu trong thực tiễn hoặc trên internet. Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn hệ sinh thái đó.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trong thực tiễn hoặc trên internet.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: diễn thế sinh thái của rừng U Minh.

Nguyên nhân: do cháy rừng.

Quần xã đang suy thoái dần do cháy rừng xảy ra liên tục trong thời gian ngắn, trong khi diễn thế cần một thời gian tương đối dài để phục hồi vùng bị cháy lại như cũ và phát triển lên trạng thái quần xã đỉnh cực.

Biện pháp chống suy thoái, bảo tồn và phát triển quần xã:

- Xây dựng hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

- Với đất còn than bùn sau trận cháy: sử dụng biện pháp tái sinh tự nhiên kết hợp với việc trồng thêm cây con trong bầu bổ sung ở nơi sau 5 tháng vẫn không có tái sinh.

- Đất không còn than bùn: sử dụng biện pháp tái sinh tự nhiên kết hợp với việc trồng thêm cây con rễ trần.

- Đất sét ngập hoàn toàn: trồng bằng cây con rễ trần.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình diễn thế.

Câu 13. Nghiên cứu diễn thế sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên và thực tiễn?

Phương pháp giải:

Lý thuyết vai trò của diễn thế sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi có tính quy luật, do đó con người có thể dự đoán được xu hướng phát triển của quần xã sinh vật để chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

Câu 14. Vì sao các hiện tượng như sự ấm lên toàn cầu, phú dưỡng, sa mạc hoá lại gây mất cân bằng của hệ sinh thái?

Phương pháp giải:

Các hiện tượng trên làm mất cân bằng sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Vì các hiện tượng như sự ấm lên toàn cầu, phú dưỡng, sa mạc hoá làm thay đổi điều kiện sống của các sinh vật, từ đó làm thay đổi các chu trình sinh địa hóa, khiến hệ sinh thái mất cân bằng.

V. Sinh quyển

Câu 15. Tại sao nói sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh?

Phương pháp giải:

Khái niệm sinh quyển.

Lời giải chi tiết:

Vì sinh quyển là toàn bộ hệ sinh thái trên trên Trái Đất. Các hệ sinh thái là thành phần cấu trúc, đảm bảo cho sinh quyển mang đầy đủ những đặc điểm để trở thành hệ thống có chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh, hỗ trợ kiểm soát sức khỏe của đất, nước (chu trình thuỷ văn) và thành phần khí quyển. Do đó, sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh.

Câu 16. Tại sao cần bảo vệ sinh quyển?

Phương pháp giải:

Vai trò của sinh quyển đối với con người.

Lời giải chi tiết:

Sinh quyển là toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất. Các hệ sinh thái là thành phần cấu trúc, đảm bảo cho sinh quyển mang đầy đủ những đặc điểm để trở thành hệ thống có chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh, hỗ trợ kiểm soát sức khỏe của đất, nước (chu trình thủy văn) và thành phần khí quyển.

Câu 17. Vì sao đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới thường cao hơn các vùng khác trên cạn?

Phương pháp giải:

Môi trường khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Vì ở có khí hậu thuận lợi và môi trường phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh nên số lượng loài lớn. Còn các vùng khác có điều kiện ít thuận lợi hơn cho sự phát triển của sinh vật nên có số lượng loài ít hơn, vì vậy đa dạng sinh học thấp hơn.

Câu 18. Các loài thực vật thích nghi với điều kiện sống ở sa mạc nhờ các đặc điểm nào?

Phương pháp giải:

Đặc điểm của thực vật sống ở sa mạc.

Lời giải chi tiết:

Thực vật sống ở sa mạc đã hạn chế sự mất nước bằng cách giảm kích thước và số lượng lỗ khí, bởi có lớp phủ sáp và lá rậm hoặc nhỏ. Một số có lá rụng sớm, rụng lá vào mùa khô nhất, và những nhóm khác bị cong lá để giảm bớt bốc hơi. Những loài khác trữ nước trong lá mọng nước hoặc thân hoặc mọng nước.

Câu 19. Tại sao phải bảo vệ tài nguyên sinh học? Hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học.

Phương pháp giải:

Phải bảo vệ tài nguyên sinh học vì tài nguyên sinh học có vai trò rất quan trọng đối với không chỉ con người mà còn tất cả các sinh vật khác.

Lời giải chi tiết:

Phải bảo vệ tài nguyên sinh học vì tài nguyên sinh học có vai trò rất quan trọng đối với không chỉ con người mà còn tất cả các sinh vật khác, duy trì hệ sinh thái ổn định, đem lại lợi ích lâu dài.

Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học:

- Quản lí và bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật và rừng,...), sử dụng hợp lí và duy trì lâu dài cho các thế hệ sau.

- Phát triển bền vững trong các khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn các Vườn quốc gia, khu di sản, các khu bảo tồn thiên nhiên,... tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Vận dụng. Phân tích các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và suy giảm nguồn nước sạch toàn cầu. Đề xuất biện pháp khắc phục các tình trạng đó.

Phương pháp giải:

Phân tích các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và suy giảm nguồn nước sạch toàn cầu.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính: Con người đốt cháy nhiên liệu hoá thạch cung cấp năng lượng cho hoạt động công nghiệp thải ra lượng lớn CO2, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến tăng nhiệt độ trung bình trên Trái Đất.

Nguyên nhân gây suy giảm nguồn nước sạch toàn cầu: Con người sản xuất một lượng lớn phân đạm từ khí nitrogen. Việc sử dụng phân đạm không hợp lí trong thời gian dài dẫn đến suy thoái đất nông nghiệp; lượng phân đạm dư thừa bị rửa trôi ra sông, hồ,... gây ra hiện tượng phú dưỡng và một phần NO3- thấm xuống tầng đất sâu hơn gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Biện pháp khắc phục:

- Chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời, gió, thủy điện, sinh học).

- Áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng vào trong ngành công nghiệp.

- Tiết kiệm nước.

- Bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng.

- Thực hiện các biện pháp quản lý nguồn nước hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu, bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến để tái sử dụng và tái tạo nguồn nước.

>>> Bài tiếp theo: Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 26

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đường tăng
    Đường tăng

    😲😲😲😲😲😲😲

    Thích Phản hồi 3 giờ trước
    • Cún ngốc nghếch
      Cún ngốc nghếch

      😉😉😉😉😉😉😉😉

      Thích Phản hồi 2 giờ trước
      • Nguyễnn Hiềnn
        Nguyễnn Hiềnn

        🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴

        Thích Phản hồi 2 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm