Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chương 3

Chúng tôi xin giới thiệu bài Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chương 3 được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Sinh học 12 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài: Ôn tập chương 3

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hiểu biết về di truyền học quần thể, hãy cho biết nếu một gene đột biến lặn xuất hiện ở quần thể giao phối gần và quần thể giao phối ngẫu nhiên với tần số như nhau thì thể đột biến sẽ xuất hiện ở quần thể nào sớm hơn. Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết về di truyền học quần thể.

Lời giải chi tiết:

Thể đột biến sẽ xuất hiện ở quần thể giao phối gần sớm hơn. Do ở quần thể giao phối gần, qua các thế hệ có tỉ lệ gene đồng hợp tăng, bao gồm cả đồng hợp lặn nên thể đột biến sẽ xuất hiện sớm hơn.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Trong các quần thể sau đây, quần thể nào đang đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hardy – Weinberg? Giải thích.

a) 0,42 BB: 0,48 Bb: 0,1 bb.

b) 0,25 BB: 0,5 Bb: 0,25 bb.

c) 0,6 BB: 0,1 Bb: 0,3 bb.

d) 100% bb.

Phương pháp giải:

Dựa vào định luật Hardy Weinberg

Lời giải chi tiết:

Quần thể đang đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hardy – Weinberg là quần thể b. Vì theo công thức ta có tần số allele A và tần số allele a bằng nhau và bằng 0,5; p + q = 0,5 +0,5 = 1 nên quần thể đạt trạng thái cân bằng.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Sự phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: hôn nhân cận huyết, ô nhiễm môi trường, lối sống không lành mạnh,... Giải thích tại sao những nguyên nhân trên có thể gây nên các bệnh, tật di truyền ở người.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nguyên nhân như: hôn nhân cận huyết, ô nhiễm môi trường, lối sống không lành mạnh,...

Lời giải chi tiết:

Hôn nhân cận huyết làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp mang tính trạng xấu, ô nhiễm môi trường và lối sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây đột biến gene, từ đó gây nên các bệnh, tật di truyền ở người.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Đề xuất một số biện pháp hạn chế các nguyên nhân trên để phòng ngừa các bệnh tật di truyền và bảo vệ vốn gene ở người.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nguyên nhân như: hôn nhân cận huyết, ô nhiễm môi trường, lối sống không lành mạnh,...

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp:

- Tuân thủ luật pháp, không kết hôn với họ hàng trong vòng 3 đời (khuyến khích 5 đời).

- Tham gia các hoạt động cải tạo và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cho các đối tượng: (A) thanh niên khoẻ mạnh và trong gia đình không ai mắc bệnh di truyền, (B) người phụ nữ trên 35 tuổi (đã kết hôn), (C) người làm việc trong môi trường độc hại, (D) thanh niên khoẻ mạnh nhưng trong gia đình đã có người mắc tật di truyền. Theo em, tư vấn di truyền có vai trò như thế nào đối với mỗi đối tượng trên?

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của tư vấn di truyền.

Lời giải chi tiết:

Tư vấn di truyền có vai trò đối với đối tượng:

(A): Có thể tư vấn về việc duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, và hỗ trợ trong việc quản lý yếu tố rủi ro di truyền nếu có.

(B): Có thể tư vấn về các xét nghiệm di truyền hoặc xét nghiệm tiền sản để đánh giá rủi ro cho thai nhi và người mẹ. Cần thảo luận về các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến quyết định có nên mang thai tiếp hay không.

(C): Nên xem xét các xét nghiệm di truyền để đánh giá rủi ro liên quan đến môi trường làm việc. Cần thảo luận về các biện pháp bảo vệ, tư vấn về an toàn lao động, và xem xét tác động của môi trường làm việc đối với sức khỏe sinh sản.

(D): Cần đánh giá các yếu tố di truyền cụ thể trong gia đình và xem xét khả năng kiểm tra di truyền. Tư vấn về quyết định mang thai và cung cấp thông tin về các lựa chọn như xét nghiệm trước sinh và tư vấn di truyền.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gene lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Xét một gia đình có mẹ nhìn màu bình thường còn bố bị mù màu, họ sinh được ba người con gồm một con trai và hai con gái. Các người con lớn lên lập gia đình. Người con trai nhìn màu bình thường kết hôn với người vợ nhìn màu bình thường, sinh được một cháu trai mắc bệnh mù màu. Người con gái thứ nhất nhìn màu bình thường lấy chồng nhìn màu bình thường sinh được một cháu trai bị mù màu và một cháu gái nhìn màu bình thường. Người con gái thứ hai bị mù màu lấy người chồng nhìn màu bình thường sinh được một cháu gái nhìn màu bình thường.

a) Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh mù màu trong gia đình trên.

b) Xác định kiểu gene của mỗi người trong gia đình trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào dữ kiện đề bài để lập phả hệ.

Lời giải chi tiết:

>>> Bài tiếp theo: Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 15

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Sinh học lớp 12 bài: Ôn tập chương 3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Sinh học 12 Kết nối tri thức, Sinh học 12 Cánh diều, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 16:43 30/06
    • Người Dơi
      Người Dơi

      🙂🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 16:43 30/06
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 16:43 30/06
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm