Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập chương 5
Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chương 5 được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Sinh học 12 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bài: Ôn tập chương 5
Câu 1. Trong lịch sử tiến hoá của giới Động vật, sự thay đổi môi trường sống từ dưới nước lên cạn đã dẫn đến những thay đổi như thế nào ở cơ quan hô hấp ở các loài động vật?
Phương pháp giải:
Sự thay đổi môi trường sống từ dưới nước lên cạn đã dẫn đến những thay đổi ở cơ quan hô hấp ở các loài động vật
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi môi trường sống từ dưới nước lên cạn đã dẫn đến những thay đổi ở cơ quan hô hấp ở các loài động vật: đổi từ hô hấp bằng mang (hoặc da) qua hô hấp bằng phổi.
Câu 2. Tại sao một số loài thú (cá heo, cá voi) khi quay lại đời sống dưới nước thì chúng vẫn có khả năng trao đổi khí bằng phổi?
Phương pháp giải:
Sự thay đổi môi trường sống từ dưới nước lên cạn đã dẫn đến những thay đổi ở cơ quan hô hấp ở các loài động vật.
Lời giải chi tiết:
Một số loài thú (cá heo, cá voi) khi quay lại đời sống dưới nước thì chúng vẫn có khả năng trao đổi khí bằng phổi có thể do một số nguyên nhân sau:
- Cá heo, cá voi có tổ tiên vốn sống trên cạn, hô hấp bằng phổi. Khi chúng tiến hóa và trở lại môi trường sống dưới nước, các đặc điểm và cấu trúc phổi của chúng vẫn được giữ lại và phát triển để phù hợp với việc thở dưới nước.
- Mặc dù thở bằng phổi dưới nước không phải là phương pháp tối ưu nhất, nhưng nó vẫn mang lại lợi ích cho cá heo và cá voi. Phổi cho phép chúng duy trì sự đa dạng và linh hoạt trong cách thức thở, giúp chúng có thể thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm cả việc lên xuống từ mặt nước đến độ sâu khác nhau trong nước.
- Việc cá heo, cá voi thở bằng phổi có thể do việc thở bằng mang không mang lại nhiều lợi ích hơn cho chúng nên chúng không tiến hóa theo hướng đó.
Câu 3. Dựa vào hiểu biết về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, em hãy hoàn thành bảng bên dưới.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng trên và dựa vào hiểu biết về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.
Lời giải chi tiết:
Người tối cổ (Australopithecus) | Người khéo léo (Homo habilis) | Người cận đại (Homo neanderthalensis) | Người hiện đại (Homo sapiens) | |
Thời gian sống | Cuối kỉ Đệ tam cách đây 2 - 8 triệu năm. | Cách đây 1,6 - 2 triệu năm. | Cách đây 30.000 - 150.000 năm. | Cách đây 30.000 - 50.000 năm. |
Công cụ lao động | Sử dụng các công cụ có sẵn. | Bằng đá. | Đá, xương,... | Đá, xương, sừng,.. |
Dáng đi | Thẳng. | Thẳng đứng. | Thẳng. | Thẳng đứng. |
Thể tích hộp sọ | 850 - 1100 cm3 | 600 - 800 cm3 | 1450 cm3 | 1000 - 1850 cm3 |
Tiếng nói | Có thể đã có tiếng nói. | Tiếng nói đã |
Câu 4. Sử dụng các thông tin từ bảng trên và cho biết:
- Các đặc điểm nào chứng tỏ loài người hiện nay (H. sapiens) đã tiến hoá từ loài vượn người (Australopithecus) qua các giai đoạn trung gian.
- Loài người hiện nay (H. sapiens) đã có những đặc điểm nào để thích nghi với đời sống lao động và đời sống xã hội.
Phương pháp giải:
Sử dụng bảng ở CH3
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm chứng tỏ loài người hiện nay (H. sapiens) đã tiến hóa từ loài vượn người (Australopithecus) qua các giai đoạn trung gian: dáng đi, thể tích hộp sọ.
Loài người hiện nay (H. sapiens) có những đặc điểm nào để thích nghi với đời sống lao động và đời sống xã hội:
- Thể tích hộp sọ lớn hơn, chứng minh bộ não phát triển, từ đó phát triển hệ thống tư duy, ngôn ngữ.
- Bàn tay linh hoạt hơn, công cụ lao động cũng thay đổi ngày càng tinh xảo.
- Dáng đi thẳng hoàn toàn.
- Phát triển khoa học kĩ thuật, giảm bớt sự phụ thuộc vào tự nhiên.
>>> Bài tiếp theo: Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 20