Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 35
Chúng tôi xin giới thiệu Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 35: Dự án tìm hiểu thực trạng bảo tồn sinh thái tại địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Sinh học 12 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bài: Dự án tìm hiểu thực trạng bảo tồn sinh thái tại địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn
• Bản kế hoạch thực hiện dự án tìm hiểu thực trạng bảo tồn:
Thời gian | Yêu cầu công việc | Sản phẩm dự kiến | Người thực hiện | Địa điểm thực hiện | Công cụ/ người hỗ trợ | Phương pháp dự kiến |
Lập nhóm | Tên các thành viên của mỗi nhóm làm việc | Cả nhóm | Trên lớp | Thảo luận nhóm | ||
Thu thập thông tin và số liệu tổng quan | Mô tả khái quát về các hoạt động ở địa phương | Cả nhóm | Ở nhà/ thư viện,… | Đọc và thống kê | ||
Chọn địa điểm, lập kế hoạch thực hiện | Bản kế hoạch | Cả nhóm | Trên lớp | Thảo luận nhóm | ||
Thảo luận về nhiệm vụ cụ thể và thông tin cần thiết | Bản yêu cầu thông tin và số liệu cần thiết | Cả nhóm | Trên lớp | Thảo luận nhóm | ||
Xây dựng phiếu thu thập số liệu, phiếu phỏng vấn (nếu cần) | Mẫu phiếu, biểu mẫu khảo sát trực tuyến | Cá nhân được phân công | Trên lớp | Nhóm phân công, cá nhân thực hiện | ||
Chuẩn bị các điều kiện cần để tiến hành đi thực địa | Chốt lịch hẹn, phương tiện và công cụ cần | Cả nhóm | Trên lớp | Nhóm phân công, cá nhân thực hiện | ||
Đi thực địa và thu thập số liệu | Các phiếu thông tin, các bảng ghi chép cá nhân | Cả nhóm | Nơi bảo tồn/phục hồi | Ai hỗ trợ? Ai cung cấp thông tin?... | Quan sát, phỏng vấn | |
Thống kê số liệu, tập hợp thông tin và hình ảnh | Các bảng, các biểu đồ, các hình ảnh | Cá nhân được phân công | Ở nhà | Thống kê, phân tích | ||
Viết báo cáo | Báo cáo | Cá nhân được phân công | Ở nhà | |||
Trình bày báo cáo | Cá nhân được phân công | Trên lớp |
• Báo cáo thực trạng công tác bảo tồn hệ sinh thái tại địa phương và đề xuất các giải pháp bảo tồn (sử dụng các phần mềm trình chiếu/ video/ tập ảnh):
- Học sinh tổng hợp các số liệu, thông tin, tư liệu đã có thành các kết quả cần tìm hiểu; đánh giá và bố cục thông tin thành một báo cáo theo các nội dung cần trình bày. Lựa chọn một trong các hình thức sau để trình bày: báo cáo trên các phần mềm trình chiếu; báo cáo trên pano/áp phích khổ giấy Ao; làm video; biên tập thành tập san/tập ảnh có thuyết trình;…
- Gợi ý về tầm quan trọng và biện pháp bảo tồn một số hệ sinh thái điển hình ở nước ta:
Hệ sinh thái | Vai trò | Biện pháp bảo tồn |
Hệ sinh thái rừng | Rừng là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật nên bảo vệ rừng sẽ góp phần bảo vệ các loài sinh vật; góp phần điều hòa khí hậu, chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, bảo vệ nguồn nước; cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp;… | Chiến lược bảo vệ hệ sinh thái rừng tập trung vào các vấn đề chính là ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác tài nguyên hợp lí, phòng chống cháy rừng, tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền bảo vệ rừng;… |
Hệ sinh thái biển và ven biển | Biển tham gia điều hòa khí hậu, là nơi sống của nhiều loài sinh vật; đối với con người, biển cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị,… | Quản lí chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; khai thác tài nguyên hợp lí; bảo vệ và nhân nuôi các giống sinh vật biển quý hiếm;… |
Hệ sinh thái nông nghiệp | Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. | Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, cần tập trung bảo vệ tài nguyên đất; chống xói mòn, khô hạn, chống mặn cho đất;… |
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Sinh học lớp 12 bài 35: Dự án tìm hiểu thực trạng bảo tồn sinh thái tại địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Sinh học 12 Chân trời sáng tạo, Sinh học 12 Cánh diều, Tài liệu học tập lớp 12.
- Bài 1: Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền
- Bài 2: Thực hành tách chiết DNA
- Bài 3: Điều hòa biểu hiện của gene
- Bài 4: Hệ gene, đột biến gene và công nghệ gene
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
- Bài 6: Thực hành quan sát đột biến NST - Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc
- Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel
- Bài 8: Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính
- Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân
- Bài: Ôn tập chương 1
- Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene – kiểu hình – môi trường
- Bài 11: Thực hành thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
- Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
- Bài: Ôn tập chương 2
- Bài 13: Di truyền quần thể
- Bài 14: Di truyền học người
- Bài: Ôn tập chương 3
- Bài 15: Các bằng chứng tiến hóa
- Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
- Bài 17: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Bài: Ôn tập chương 4
- Bài 18: Sự phát sinh sự sống
- Bài 19: Sự phát triển sự sống
- Bài: Ôn tập chương 5
- Bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Bài 21: Quần thể sinh vật
- Bài 22: Thực hành xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Bài: Ôn tập chương 6
- Bài 23: Quần xã sinh vật
- Bài 24: Thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên
- Bài 25: Hệ sinh thái
- Bài 26: Thực hành thiết kế hệ sinh thái
- Bài: Ôn tập chương 7
- Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
- Bài 28: Phát triển bền vững
- Bài: Ôn tập chương 8