Đọc hiểu Một góc phù sa

Trong các đề thi Văn 12 và thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, bài thơ Một góc phù sa của Nguyễn Minh Khiêm thường xuất hiện dưới dạng Đọc hiểu. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Đọc hiểu Một góc phù sa: Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đất điểm chỉ dấu chân khuyềnh đạp sóng

Dô tả dô tà xô vẹo sườn đê

Gỡ huyền thoại nghìn năm trong mắt lưới

Tục ngữ, ca dao lột mưa nắng hiện về.

Tôi kết lại làm ván thuyền vượt biển

Tóc rụng bàn tay chưa chạm bến quê nhà

Câu thơ chín trong màu rơm màu rạ

Thơm con sông gầy nuôi một góc phù sa!

(Một góc phù sa - Nguyễn Minh Khiêm)

Câu 1 (0.5đ): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và hiện lên qua từ ngữ nào?

Câu 2 (0.5đ): Cụm từ “Dô tả dô tà” gợi cho anh/chị liên tưởng đến âm điệu gì?

Câu 3 (1đ): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Câu thơ chín trong màu rơm màu rạ/Thơm con sông gầy nuôi một góc phù sa!” và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Từ đoạn trích trên, nêu suy nghĩ của anh/chị về tình cảm mà tác giả dành cho quê hương?

Đáp án Một góc phù sa: Đề số 1

Câu 1:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả và hiện lên qua cách xưng hô “Tôi”.

Câu 2:

Cụm từ “Dô tả dô tà” gợi liên tưởng đến âm điệu những điệu hò dân ca của những người dân miền biển.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Tác dụng:

+ Làm cách diễn đạt thêm sinh động, lôi cuốn người đọc.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống của các sự vật. Từ “chín” gợi lên sắc vàng đậm óng ả của rơm rạ. Từ “thơm”, “gầy” diễn tả sức sống, sự gắn bó của con sông với quê hương và cho thấy tình yêu của tác giả đối với mảnh đất quê hương.

Câu 4:

Từ đoạn trích trên, ta thấy được tình yêu, sự gắn bó với quê hương cùng niềm tự hào, trân trọng cảnh sắc quê hương của tác giả.

Đọc hiểu Một góc phù sa: Đề số 2

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau."

(Nguyễn Minh Khiêm, trích “Một góc phù sa”, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18 &19)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

Câu 3 (1.0 điểm): Hai câu thơ:

"Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng"

Gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên.

Đáp án Một góc phù sa: Đề số 2

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm

Câu 2: Các từ ngữ, hình ảnh : phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm rạ...

Câu 3: Gợi ý:

- Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời

- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.

Câu 4: Một số bài học em có thể rút ra được như:

- Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình

- Gần gũi, gắn bó với quê hương coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình.

Đọc hiểu Một góc phù sa: Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức nhà thơ.

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ trên?

Câu 3 : (1,0 điểm) Trong câu “Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng”. Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào?

Câu 4: (1,0 điểm) Qua đoạn thơ, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa với bản thân mình.

Đáp án Một góc phù sa: Đề số 3

Câu 1/ Các từ ngữ/ hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ...

Câu 2/ Nội dung của đoạn thơ: Những kí ức đẹp về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.

Câu 3/ Từ “ngọt” trong câu “Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng” dùng theo nghĩa chuyển.

- Chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Câu 4/ - Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.

- Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình.

......................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc 2 mẫu tài liệu Một góc phù sa Đọc hiểu. Ngoài tài liệu trên, mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
4 30.458
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 12

Xem thêm