Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 5 do VnDoc biên soạn với các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 bám sát nội dung kiến thức trọng tâm phần Tiến hóa Sinh học 12, giúp học sinh ôn luyện cũng như nâng cao kết quả học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 5 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm về phần tiến hóa môn Sinh học lớp 12. Bài viết cho thấy được nội dung về chọn lọc tự nhiên, các giai đoạn tiến hóa hóa học... Bài tập có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 5

Câu 1. Câu nào sau đây giải thích vì sao vi khuẩn kí sinh tiến hóa nhanh hơn vật chủ của nó

A. ở vi khuẩn, alen đột biến khó biểu hiện thành kiểu hình do tồn tại ở trạng thái dị hợp

B. vi khuẩn thiếu AND

C. vi khuẩn sinh sản hữu tính

D. vi khuẩn có thời gian thế hệ ngắn

Câu 2. Cây có mạch và động vật lên cạn xuất hiện ở kỉ nào?

A. Kỉ Pecmi

B. Kỉ Cambri

C. Kỉ Silua

D. Kỉ Ocdovic

Câu 3. Xét một số ví dụ sau:

(1) Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thi người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con.

(2) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

Có bao nhiêu ví dụ biểu hiện của cách li sau hợp tử?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 4. Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), xét các kết luận sau đây:

(1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi

(2) CLTN tác động đào thải alen trội sẽ thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn

(3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lý luôn được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng

(4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao

(5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khỏi quần thể.

Có bao nhiêu kết luận đúng:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 5. Cho các nhận xét sau:

(1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự.

(2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.

(3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.

(4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.

(6) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.

Có bao nhiêu nhận xét không đúng?

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 6. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở

A. kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.

B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.

C. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh

D. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh

Câu 7. Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?

A. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.

B. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

C. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.

D. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.

Câu 8. Khi nói về quá trình hình thành loài mới ,có các phát biểu sau đây:

1. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.

2. Hình thành loài bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.

3. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa thường diễn ra ở thực vật.

4.Trong quá trình hình thành loài mới các cơ chế cách li đã thúc đẩy quá trình phân li tính trạng

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 9. Quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?

A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).

B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic

C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.

D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.

Câu 10. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

(1) Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài

(2) Áp lực chọn lọc tự nhiên

(3) Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội

(4) Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít

(5) Thời gian thế hệ ngắn hay dài

Số nhận định đúng là:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 11. Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, thực vật cỏ hoa xuất hiện ở

A. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.

B. Kỉ Jura thuộc Trung sinh.

C. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

D. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.

Câu 12. Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

(1) ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống của cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST

(2) số lượng gen trong quần thể là rất lớn

(3) đột biến gen thường ở trạng thái lặn

(4) quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp

A. 1, 2, 3

B. 1, 2

C. 1, 2, 3, 4

D. 1, 3

Câu 13. Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng lại tổ?

A. phôi người giai đoạn 5 tháng có đuôi.

B. người có 3 đến 4 đôi vú.

C. người đi xa trở về thăm quê hương, tổ tiên.

D. người có ruột thừa và nếp thịt ở đuôi mắt.

Câu 14. Cho các thông tin sau:

1. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.

2. Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

3. Chất nhân chỉ chứa 1 phân t ử ADN kép vòng, nhờ nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình.

4. Vi khuẩn cỏ thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.

5. Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc và còn có khả năng truyền gen theo chiều ngang.

Có mấy thông tin đúng được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 15. Nhóm sinh vật nhân sơ chủ yếu được tiến hoá theo chiều hướng

A. đơn giản hoá tổ chức cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường.

B. nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.

C. giữ nguyên tổ chức cơ thể, đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất.

D. ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao.

Đáp án trắc nghiệm Sinh học 12

Câu123456789101112131415
Đáp ánDCACBCDCAADCBDA

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 5, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Tham khảo thêm các đề ôn luyện môn Sinh học 12 tại đây:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm