Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

365 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Cơ chế di truyền và biến dị

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12

365 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Cơ chế di truyền và biến dị. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Sinh học lớp 12 chương 1. Chúc quý thầy cô có nhiều bài giảng hay, các bạn học sinh ngày càng học tốt.

Trắc nghiệm cơ chế di truyền và biến dị

Câu 1: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về KG luôn đi đôi với tỉ lệ 3: 1 về KH khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?

A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1.
B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.
C. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.
D. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1.

Câu 2: Ở đậu Hà lan, mỗi gen quy định một tính trạng/1 NST, trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình:

A. 9 : 7.
B. 9 : 3 : 3 : 1.
C. 3 : 3 : 1 : 1.
D. 1 : 1 : 1 :1.

Câu 3: "Nhân tố di truyền" mà Menden gọi, ngày nay được xem là:

A. Locut.
B. Cromatit.
C. Ôperon.
D. Alen.

Câu 4: Cho các cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là:

A. 9/16.
B. 27/64.
C. 3/4.
D. 9/8.

Câu 5: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

A. Aa x aa.
B. Aa x Aa.
C. AA x Aa.
D. Aa x Aa và Aa x aa.

Câu 6: Phép lai thuận nghịch là:

A. ♂AA x ♀aa và ♀AA x ♂aa.
B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA.
C. ♂AA x ♀AA và ♀aa x ♂ aa.
D. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa.

Câu 7: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó là:

A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ
B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.
C. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân ly và tổ hợp các NST.
D. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng

Câu 8: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng, thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là

A. 2n
B. 4n
C. 3n
D. n3

Câu 9: Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính:

A. Các gen tương tác với nhau.
B. Tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp
C. Chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Dễ tạo ra các biến dị di truyền

Câu 10: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:

A. Sự PLĐL của các cặp NST tương đồng.
B. Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong GP → sự PLĐL tổ hợp tự do của các cặp gen alen.
C. Sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân.
D. Sự PLĐL của các NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 11: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

A. Sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
C. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.
D. Cơ chế nhân đôi trong kì trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 12: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là:

A. 6.
B. 8.
C. 2.
D. 4.

Câu 13: Lai phân tích là phép lai:

A. Giữa cơ thể mang KH trội chưa biết KG với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen.
B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
C. Giữa cơ thể mang KH trội chưa biết KG với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
D. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản.

Câu 14: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen:

A. AaBbdd
B. AaBbDd
C. AABBDd
D. aaBBDd

Câu 15: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.
B. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.
C. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.
D. 100% cá chép không vảy.

Câu 16: Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là:

A. 1n
B. 3n
C. 4n
D. 2n

Câu 17: Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu quy định tính trạng của mỗi cá thể ở đời con là:

A. Bộ NST trong tế bào sinh dục.
B. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng.
C. Nhân của giao tử.
D. Tổ hợp NST trong nhân của hợp tử.

Câu 18: Cơ thể dị hợp về n cặp gen phân li độc lập, thì có thể sinh ra số loại giao tử là:

A. 5n
B. 2n
C. 4n
D. 3n

Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16?

A. AaBb x AaBb.
B. AaBb x Aabb.
C. AaBB x aaBb.
D. Aabb x AaBB.

Câu 20: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là:

A. Lai giống.
B. Sử dụng xác xuất thống kê.
C. Lai phân tích.
D. Phân tích các thế hệ lai.

Câu 21: Khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 cần có các điều kiện nào sau đây?

(1) P dị hợp tử về 1 cặp gen.

(2) P dị hợp tử về 2 cặp gen.

(3) Số lượng con lai phải lớn.

(4) Tính trạng trội – lặn hoàn toàn.

(5) Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.
Phương án chính xác là:

A. (1), (3), (4), (5).
B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (2), (3), (5).

Câu 22: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:

A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 2.

Câu 23: Bản chất quy luật phân li của Menđen là:

A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.

Câu 24: Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn cần có các điều kiện gì?

(1) P dị hợp tử về 1 cặp gen. (2) Số lượng con lai phải lớn.

(3) Tính trạng trội – lặn hoàn toàn. (4) Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.
Câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3).

Câu 25: Để biết chính xác KG của một cá thể có KH trội, người ta thường sử dụng phép lai nào?

A. Lai thuận nghịch.
B. Lai phân tích.
C. Tự thụ phấn.
D. Lai phân tính.

Câu 26: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ:

A.1: 2 : 1.
B.1 : 1.
C.3 : 1.
D.9 : 3 : 3 : 1.

Câu 27: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; gen B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là:

A. 1/4.
B. 1/3.
C. 12.
D. 2/3.

Câu 28: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?

A. Aa × aa.
B. AA × aa.
C. Aa × Aa.
D. AA × Aa.

Câu 29: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?

A. aaBb × AaBb.
B. Aabb × AAbb.
C. AaBb × AaBb.
D. Aabb × aaBb.

Câu 30: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là:

A. 3/4.
B. 9/16.
C. 2/3.
D. 1/4.

Câu 31: Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu gen là:

A. 72.
B. 256.
C. 64.
D. 144.

Câu 32: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là:

A. 50% và 25%.
B. 50% và 50%.
C. 25% và 25%.
D. 25% và 50%.

Câu 33: Với 3 cặp gen dị hợp di truyền độc lập tự thụ thì số tổ hợp ở đời lai là:

A. 64.
B. 8.
C. 16.
D. 81.

Câu 34: Trong qui luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ kiểu hình ở F2:

A. 3n
B. 2n
C. (3:1)n
D. 9:3:3:1

Câu 35: Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AaBbDd:

A. 8.
B. 2.
C. 4.
D. 6.

Câu 36: Dựa trên kết quả của các phép lai nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau?

A. Dựa vào kết quả ở F2 nếu tỉ lệ phân li KH là 9 : 3 : 3 : 1.
B. Dựa vào kết quả lai thuận nghịch.
C. Dựa vào kết quả lai phân tích nếu tỉ lệ phân li KH là 1 : 1 : 1 : 1.
D. Dựa vào kết quả lai phân tích (1 : 1 : 1 :1) hoặc ở F2 ( 9 : 3 : 3 : 1).

Câu 37: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là:

A. 30.
B. 60.
C. 76.
D. 50.

Câu 38: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:

(1) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. (2) Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3. (3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh. (4) Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý:

A. (4), (1), (2), (3).
B. (4), (2), (1), (3).
C. (4), (3), (2), (1).
D. (4), (2), (3), (1).

Câu 39: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♀AA x ♂aa và ♀ Aa x ♂ aa.
B. ♀aabb x ♂AABB và ♀ AABB x ♂ aabb.
C. ♀AaBb x ♂AaBb và ♀AABb x ♂aabb.
D. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA.

Câu 40: Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây hoa màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả phép lai này ?

A. Ở F2, mỗi cặp tính trạng xét riêng lẻ đều phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
B. Sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền các tính trạng phụ thuộc vào nhau.
C. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.
D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3 : 1)n

Câu 41: Menđen sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:

A. Xác định tần số hoán vị gen.
B. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
C. Kiểm tra cơ thể có KH trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử.
D. Xác định các cá thể thuần chủng..

Câu 42: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai Aabb × aaBb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ:

A. 1 : 1 : 1 : 1.
B. 9 : 3 : 3 : 1.
C. 1 : 1.
D. 3 : 1.

Câu 43: Nếu các gen phân li độc lập, giảm phân tạo giao tử bình thường thì hợp tử AaBbddEe tạo giao tử abdE chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 6,25%.
B. 50%.
C. 12,5%.
D. 25%.

Câu 44: Nếu lai các cây đậu Hà Lan khác nhau về 7 tính trạng mà Menden đã nghiên cứu, thì đời F2 có thể có:

A. 27 kiểu gen và 37 kiểu hình.
B. 37 kiểu gen và 27 kiểu hình.
C. 27 kiểu gen và 27 kiểu hình.
D. 37 kiểu gen và 37 KH.

Câu 45: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai AaBbDd × Aabbdd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba cặp tính trạng là:

A. 1/32.
B. 1/2.
C. 1/16.
D. 1/8.

Câu 46: Để biết kiểu gen có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của phương pháp

A. Lai thuận nghịch.
B. Lai gần.
C. Lai phân tích.
D. Tự thụ phấn ở thực vật.

Tài liệu vẫn còn, mời bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 365 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Cơ chế di truyền và biến dị, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm