Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 4

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 4 với các dạng câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 khác nhau, hỗ trợ học sinh nắm vững lý thuyết phần Tiến hóa cũng như nâng cao kết quả trong chương trình học môn Sinh lớp 12.

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 4

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.

B. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì quan hệ càng gần gũi

C. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi

D. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì quan hệ càng gần gũi

Câu 2: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của

A. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên

B. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên

C. Đột biến và di nhập gen

D. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li

Câu 3: Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các

A. Alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọc.

B. Gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn-lọc tự nhiên.

C. Kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

D. Kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên,

Câu 4: Cho các phát biểu sau về nhân tố tiến hóa:

1. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm

2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số tương đối các alen theo 1 hướng xác định.

3. Di nhập gen cơ thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.

5. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Các phát biểu đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 5

B. 1, 2, 4, 5

C. 1, 3, 4

D. 1, 2, 3, 4

Câu 5: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào không làm thay đổi tần số tương đối của các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến

D. Di- nhập gen

Câu 6: Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này số cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản?

A. Hai quần thể cao lương sống ở bãi bồi sông Volga và ở phía trong bờ sông có mùa hoa nở khác nhau.

B. Hai quần thể chim sẻ cùng loài sống ở đất liền và quần đảo Galapagos.

C. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và màu xám, chúng không giao phối với nhau.

D. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo khác nhau.

Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có vai trò

A. Tạo ra các cơ thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

B. Vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi, vừa giữ lại các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

C. Tạo ra các kiểu gen mới thích nghi với môi trường.

D. Sàng lọc, giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

Câu 8: Chó biển phía bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều, điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía Bắc là ví dụ của

A. ảnh hưởng thắt cổ chai

B. chọn lọc nhân tạo

C. ảnh hưởng người sáng lập

D. đột biến

Câu 9: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa

F1 0,64 0,32 0,04

F2 0,64 0,32 0,04

F3 0,21 0,38 0,41

F4 0,26 0,28 0,46

F5 0,29 0,22 0,49

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên

B. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên

C. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 10: Cơ quan tương tự là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

D. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

Câu 11: Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi

A. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.

B. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.

C. kích thước của quần thể nhỏ.

D. quần thể được cách li với các quần thể khác.

Câu 12: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.

C. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

D. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

Câu 13: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1.

F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.

F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.

F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.

Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

B. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

Câu 14: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

B. Các yếu tố ngẫu nhiên không làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể

C. Tiến hóa nhỏ sẽ xảy ra khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác

D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật

Câu 15: Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(5) Đột biến

(6) Di-nhập gen

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là

A. (1), (4), (5), (6)

B. (1), (3), (4), (5), (6)

C. (1), (3), (5), (6)

D. (3), (4), (5), (6)

Đáp án trắc nghiệm Sinh học 12

Câu123456789101112131415
Đáp ánDCACABDAAACABCA

Tham khảo thêm các đề ôn luyện môn Sinh học 12 tại đây:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm