Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật được VnDoc tổng hợp các nội dung cơ bản và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 39

I. Biến động số lượng cá thể

1. Biến động theo chu kì

- Là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Ví dụ: sự biến động số lượng mèo rừng Canada đúng theo chu kỳ biến động số lượng của thỏ

Chim cu gáy ăn hạt xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô

2. Biến động không theo chu kì

- Là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết: lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh, hay do hoạt động khai thác quá mức của con người.

II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể

a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh

- Trong các nhân tố sinh thái vô sinh thì khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết nhiều động vật.

- Các nhân tố vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể mà tác động trực tiếp lên sinh vật nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể.

b. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh

- Sự cạnh tranh của các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản, độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể …có ảnh hưởng rất lớn đến biến động số lượng cá thể trong quần thể.

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.

2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Quần thể sống trong 1 môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh mật độ cá thể ổn định:

+ Trong điều kiện môi trường thuận lợi: nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù, sức sinh sản của quần thể tăng → số lượng cá thể tăng nhanh chóng.

+ Mật độ cá thể tăng cao, sau 1 thời gian nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội, ô nhiễm môi trường tăng …→ cạnh tranh gay gắt → tử vong tăng, sức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng tăng cao→ mật độ cá thể lại được điều chỉnh trở về mức ổn định.

3. Trạng thái cân bằng của quần thể

- Khả năng tự điều chỉnh số lượng khi số cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao

- Là trạng thái khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 39

Câu 1: Nhân tố nào gây ra sự biến động kích thước quần thể?

A. Mức sinh sản

B. Mức tử vong

C. Mức xuất cư và nhập cư

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do

A. Sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm

B. Sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng

C. Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm

D. Sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể

Câu 3: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi

A. Có hiện tượng ăn lẫn nhau.

B. Số lượng cá thể nhiều thì tự chết.

C. Số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường.

D. Tự điều chỉnh.

Câu 4: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện

A. Biến động theo chu kì ngày đêm.

B. Biến động theo chu kì mùa.

C. Biến động theo chu kì nhiều năm.

D. Biến động theo chu kì tuần trăng.

Câu 5: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

A. Sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh

B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể

C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh

D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể

Câu 6: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

A. Khống chế sinh học

B. Ức chế - cảm nhiễm

C. Cân bằng quần thể

D. Nhịp sinh học

Câu 7: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện?

A. Biến động tuần trăng.

B. Biến động theo mùa

C. biến động nhiều năm.

D. Biến động không theo chu kì

Câu 8: Các dạng biến động số lượng?

1. Biến động không theo chu kì.

2. Biến động theo chu kì.

3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)

4. Biến động theo mùa vụ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2.

B. 1, 3, 4.

C. 2, 3.

D. 2, 3, 4

Câu 9: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là?

A. Sự thay đổi mức độ sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh.

B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.

C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh.

D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.

Câu 10: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này

A. Biến động số lượng theo chu kì năm

B. Biến động số lượng theo chu kì mùa

C. Biến động số lượng không theo chu kì

D. Không biến động số lượng

Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là?

A. Sức sinh sản.

B. Sự tử vong.

C. Sức tăng trưởng của cá thể.

D. Nguồn thức ăn từ môi trường.

Câu 12: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?

A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào

B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn

C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh

D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú

Câu 13: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là

A. Số lượng mèo rừng tăng => số lượng thỏ tăng theo.

B. Số lượng mèo rừng giảm => số lượng thỏ giảm theo.

C. Số lượng thỏ tăng => số lượng mèo rừng tăng theo

D.Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm.

Câu 14: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là

A. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau

B. Do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm

C. Do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường

D. Do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể

Câu 15: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi

A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao

B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.

C. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.

D. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 16: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì là

A. Số lượng mèo rừng tăng → số lượng thỏ tăng theo

B. Số lượng mèo rừng giảm → số lượng thỏ giảm theo

C. Số lượng thỏ tăng → số lượng mèo rừng tăng theo

D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào 1 thời điểm

Câu 17: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

A. Khí hậu.

B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn.

C. Lũ lụt.

D. Nhiệt độ xuống quá thấp.

Câu 18: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi

A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao

B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù

C. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở

D. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể

Câu 19: Trong quá trình tiến hóa, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng cách, trừ

A. Chăm sóc trứng và con non.

B. Tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái

C. Chuyển từ thụ tình ngoài sang thụ tinh trong.

D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì?

A. Ếch nhau tăng nhiều vào mùa mưa

B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân

C. Gà rừng chết rét

D. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/lần

Câu 21: Số lượng cá thể trong quần thể có khuynh hướng ổn định là do:

A. Có sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong

B. Quần thể khác điều chỉnh nó.

C. Chúng có xu hướng tự điều chỉnh.

D. Có hiện tượng cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 22: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

A. Khí hậu

B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn

C. Lũ lụt

D. Nhiệt độ xuống quá thấp

Câu 23: Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng nào?

A. Không theo chu kì

B. Theo chu kì ngày đêm

C. Theo chu kì tháng

D. Theo chu kì mùa

Câu 24: Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể trong quần thể giúp các nhà chăn nuôi, trồng trọt

A. Xác định đúng lịch thời vụ để trồng trọt, chăn nuôi khi thu hoạch đạt năng suất cao.

B. Chủ động hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.

C. Chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.

D. Tất cả đều đúng

Câu 25: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là

A. Do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp

B. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong

C. Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao

D. Do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao

Câu 26: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?

  1. Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt.
  2. Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.
  3. Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
  4. Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.
  5. Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

A. (2) và (5)

B. (1) và (2)

C. (1) và (5)

D. (3) và (4)

----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của biến động về số lượng cá thể trong quần thể sinh vật, nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 12

    Xem thêm