Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo bài Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể do VnDoc sưu tầm và biên soạn, với nội dung bám sát chương trình trọng tâm của bài đồng thời kết hợp câu hỏi trắc nghiệm sinh 12 mở rộng hỗ trợ quá trình học và dạy. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có các đặc trưng di truyền của quần thể, quần thể tự phối và giao phối gần, bài tập kèm theo. Bài tập tổng hợp 10 câu hỏi trắc nghiệm về bài 16 môn Sinh học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

Các đặc trưng di truyền của quần thể

Câu 1: Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể vào 1 thời điểm xác định gọi là

A. Vốn gen của quần thể.

B. Các biến dị tổ hợp trong quần thể.

C. Kiểu gen của quần thể.

D. Tần số kiểu gen của quần thể.

Câu 2: Tần số tương đối của một alen được tính bằng

A. Tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

B. Tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.

C. Tỉ lệ % các kiểu gen chứa alen đó trong quần thể.

D. Tỉ lệ % số tế bào 2n mang alen đó trong quần thể.

Câu 3: Trong quần thể, tần số của một kiểu gen được xác định dựa vào

A. Tỉ lệ các loại giao tử chứa các alen tạo nên kiểu gen đó.

B. Tỉ lệ các loại kiểu hình của các gen tạo nên kiểu gen đó.

C. Tỉ lệ các loại hợp tử có kiểu gen đó được hình thành trong quần thể.

D. Tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đó trong quần thể.

Quần thể tự do & giao phối gần

Câu 4: Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ là

A. Tồn tại chủ yếu các thể đồng hợp có kiểu gen khác nhau.

B. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.

C. Tỉ lệ thể dị hợp chiếm số lượng lớn.

D. Tăng tỉ lệ thể dị hợp và giảm tỉ lệ thể đồng hợp..

Câu 5: Từ thế hệ xuất phát của một quần thể có các thể dị hợp, qua nhiều thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì

A. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, thể dị hợp giảm dần.

B. Tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp bằng nhau.

C. Quần thể đạt trạng thái cân bằng.

D. Tỉ lệ thể dị hợp tăng dần, thể đồng hợp giảm dần.

Câu 6: Một quần thể tự thụ phấn không dẫn đến kết quả nào dưới đây ?

A. Hiện tượng thoái hoá.

B. Tạo ra các dòng thuần.

C. Tăng tỉ lệ thể đồng hợp.

D. Tạo ưu thế lai.

Bài tập

Câu 7: Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền ở thế hệ F4

A. 37,5% AA : 25% Aa : 37,5% aa.

B. 48,4375% AA : 3,125% Aa : 48,4375% aa.

C. 46,875% AA : 6,25% Aa : 46,875% aa.

D. 50% Aa : 25% AA : 25% aa.

Câu 8: Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ xuất phát P có 100% Aa. Qua tự thụ phấn liên tiếp thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần lượt là

A. 50% ; 25% ; 12,5%

B. 0,75 ; 0,50 ; 0,25

C. 75% ; 25%; 12,5%

D. 25% ; 12,5% ; 6,25%

Câu 9*: Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, sau một số thế hệ tự thụ phấn liên tiếp sinh ra 43,75% AA. Đây là thế hệ

A. F4

B. F5

C. F3

D. F2

Câu 10: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu từ 1 cá thể (P) có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là

A. AA = aa = [1– (1/2)n]/2 ; Aa = (1/2)n

B. AA = aa = [1– (1/4)n]/2 ; Aa = (1/4)n

C. AA = aa = [1– (1/8)n]/2 ; Aa = (1/8)n

D. AA = aa = [1– (1/16)n]/2 ; Aa = (1/16)n

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm