Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 3
Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa
Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 3 với các dạng câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 khác nhau, hỗ trợ học sinh nắm vững lý thuyết phần Tiến hóa cũng như nâng cao kết quả trong chương trình học môn Sinh lớp 12.
Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 3
Câu 1: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen
A. cách li sau hợp tử
B. cách li trước hợp tử
C. cách li cơ học
D. cách li địa lý
Câu 2: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài
B. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới
Câu 3: Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao là:
A. giao phối không ngẫu nhiên
B. phiêu bạt gen
C. chọn lọc tự nhiên
D. di nhập cư
Câu 4: Cho các cặp cơ quan sau:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Cánh dơi và chi trước của ngựa.
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.
Các cặp cơ quan tương đồng là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 5: Một số loài muỗi Anopheles sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng. Loại cách li sinh sản nào cách li những loài nói trên?
A. Cách li cơ học.
B. Khác nhau thời gian chín sinh dục.
C. Cách li tập tính
D. Cách li nơi sống.
Câu 6: Nhân tố tiến hóa chắc chắn làm giàu vốn gen của quần thể là
A. đột biến.
B. giao phối
C. di – nhập gen
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 7: Để chứng minh giả thuyết ti thể và lục lạp tiến hóa từ vi khuẩn, người ta sử dụng bằng chứng
A. Giải phẫu so sánh.
B. Sinh học phân tử.
C. Hình thái và sinh học tế bào.
D. Sinh học tế bào.
Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Loài mới không thể hình thành nếu thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu không thay đổi.
B. Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp, đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
C. Không thể hình thành loài mới nếu các quần thể cách li không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Loài mới có thể được hình thành từ con đường tự đa bội
Câu 9: Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li nào sau đây:
A. Cách li sinh sản
B. Cách li di truyền
C. Cách li địa lí
D. Cách li sinh thái
Câu 10: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là không
đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển...ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
(4) Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới
(5) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư
(6) Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau
Số phương án đúng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 11: Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li sinh thái
B. Cách li tập tính.
C. Cách li cơ học
D. Cách li không gian
Câu 12: Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?
A. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân
B. Vì gen có cấu trúc kém bền vững
C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn
D. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn
Câu 13: Bằng chứng tiến hóa nào có sức thuyết phục nhất:
A. bằng chứng địa lí - sinh học.
B. bằng chứng sinh học phân tử
C. bằng chứng phôi sinh học.
D. bằng chứng giải phẫu so sánh.
Câu 14: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là
A. bằng chứng sinh học phân tử
B. bằng chứng hóa thạch.
C. bằng chứng tế bào học.
D. bằng chứng giải phẫu học so sánh
Câu 15: Ở loài ruồi Drosophila, các con đực sống ở một khu vực có tập tính giao hoan tinh tế như tập tính đánh đuổi con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng để thu hút con cái. Đây là kiểu cách li
A. Cách li mùa vụ.
B. Cách li cơ học
C. Cách li nơi ở
D. Cách li tập tính.
Đáp án trắc nghiệm Sinh học 12
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | D | A | A | A | D | A | B | C | D | C | C | D | B | B | D |
Tham khảo thêm các đề ôn luyện môn Sinh học 12 tại đây: