Sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Lý thuyết Sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong chương trình Sinh học 12 bài 18. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 18
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố, mẹ thông qua quá trình giao phối. Biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu gen, phong phú về kiểu hình của giống
- Bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo các dòng thuần chủng. Sau đó cho lai các dòng thuần để tạo ra các tổ hợp gen mong muốn
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
1. Ưu thế lai
- Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
- Theo giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ.
- Khi cho con lai có ưu thế lai cao tự thụ phấn thì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ do các gen trở về trạng thái đồng hợp tử.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.
- Lai các dòng thuần với nhau để tìm các tổ hợp có ưu thế lai cao. Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau → không dùng con lai để làm giống mà chỉ đem bán thương phẩm.
B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 18
Câu 1. Cho các biện pháp:
1- Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
2- Cấy truyền phôi.
3- Nhân bản vô tính
4- Dung hợp tế bào trần.
5- Tự thụ phấn liên tục 5-7 đời kết hợp chọn lọc.
Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là
- 1, 2, 3, 4, 5.
- 1, 5.
- 2, 3, 4.
- 3, 4, 5.
Câu 2. Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phối ngẫu nhiên cũng gây ra thoái hóa giống.
- Thoái hóa giống luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
- Thoái hóa giống là hiện tượng năng suất của giống bị giảm dần do tác động của môi trường.
- Thoái hóa giống được biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.
Câu 3. Trong các phương pháp tạo ưu thế lai, lai khác dòng kép ưu việt hơn lai khác dòng đơn vì
- Tổ hợp được nhiều gen quý của nhiều dòng cho đời F1.
- Tạo được các cá thể mang nhiều cặp gen đồng hợp.
- Tiến hành đơn giản hơn.
- Tạo nhiều giống mới có năng suất cao hơn.
Câu 4. Để duy trì và củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường tiến hành
- Tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng giao phấn.
- Lai khác dòng đơn.
- Lai khác dòng kép.
- Giao phấn ở cây trồng.
Câu 5. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
- Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
- Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
- Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
- Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
- Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
- Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
- Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
Câu 7. Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành như thế nào?
- Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
- Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
- Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.
- Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.
Câu 8. Các giống cây trồng thuần chủng
- Có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ.
- Có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.
- Có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời.
- Có năng suất cao nhưng kém ổn định.
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền?
- Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
- Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả.
- Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.
- Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
Câu 10. Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là gì?
- AABbdd × AAbbdd.
- aabbdd × AAbbDD.
- aabbDD × AABBdd.
- aaBBdd × aabbDD.
Câu 11. Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
- Gây đột biến bằng sốc nhiệt.
- Gây đột biến bằng cônsixin.
- Lai hữu tính.
- Chiếu xạ bằng tia X.
Câu 12. Biến dị tổ hợp
- Không phải là nguyên liệu của tiến hoá.
- Không làm xuất hiện kiểu hình mới.
- Phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ.
- Chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối.
Câu 13. Các biến dị tổ hợp phân biệt với các đột biến gen và đột biến NST chủ yếu ở điểm nào sau đây?
- Do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có của bố mẹ.
- Có thể di truyền được cho đời sau.
- Là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá và chọn giống.
- Xảy ra ngẫu nhiên, riêng lẻ ở từng cá thể.
Câu 14. Trong chọn giống gia súc, phương pháp đem lại hiệu quả cao là chọn lọc
- Hàng loạt một lần.
- Cá thể kết hợp với kiểm tra kiểu gen.
- Cá thể một lần.
- Hàng loạt nhiều lần.
Câu 15. Thành tựu lai kinh tế nước ta tạo được bò lai F1 chịu được khí hậu nóng, sản xuất 1000kg sữa trong 1 năm, tỉ lệ bơ 4 - 4,5%. Đây là kết quả của phép lai nào sau đây?
- Pt/c: Bò vàng cái Thanh Hóa x Bò đực Hôsten Hà Lan.
- Pt/c: Bò cái Hôsten Hà Lan x Bò vàng đực Thanh Hóa.
- Pt/c: Bò cái Ân Độ x Bò vàng đực Thanh Hóa.
- Pt/c: Bò vàng cái Thanh Hóa x Bò đực Ấn Độ.
Câu 16. Cách tiến hành lai kinh tế ở nước ta chủ yếu là gì?
- Cho con cái và con đực giống thuần cao sản nước ngoài nhập nội giao phối với nhau.
- Cho con cái và con đực giống thuần cao sản trong nước nhập nội giao phối với nhau.
- Cho con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
- Cho con đực thuộc giống trong nước giao phối với con cái cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
Câu 17. Ký hiệu aa < Aa > AA có ý nghĩa là gì?
- Cơ thể dị hợp của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp.
- Cơ thể đồng hợp trội của các alen luôn luôn tốt hơn thể dị hợp.
- Cơ thể đồng hợp trội của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp lặn.
- Cơ thể đồng hợp lặn của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp trội.
Câu 18. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau
- Tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen lặn có hại được biểu hiện.
- Tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen lặn có hại được biểu hiện.
- Tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen trội có hại được biểu hiện.
- Tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen trội có hại được biểu hiện.
Câu 19. Ở thuốc lá, cặp gen aa qui định khả năng chịu lạnh tới l0oC, AA qui định khả năng chịu nóng đến 35oC, cây dị hợp Aa chịu được nhiệt độ từ 10oC đến 35oC. Đặc điểm này được giải thích bằng giả thuyết
- Về tác động của hiện tượng trội không hoàn toàn.
- Về trạng thái dị hợp.
- Về tác động cộng gộp của các gen trội có lợi.
- Diêu trội.
Câu 20. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích
- Củng cố tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần đế loại bỏ gen xấu hoặc chuẩn bị lai khác dòng.
- Tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao, sử dụng ưu thế lai.
- Hạn chế hiện tượng thoái hóa giống.
- Cải tạo giống.
Câu 21. Cho các đặc điểm sau:
1-Là những quần thể tự nhiên.
2-Là những quần thể nhân tạo.
3-Có đặc điểm di truyền nhất định, năng suất cao và ổn định.
4-Có đặc điểm di truyền đa dạng, năng suất cao.
5-Phản ứng giống nhau trước cùng điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện khí hậu và kĩ thuật sản xuất nhất định.
Đâu là đặc điểm của giống vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật ?
- 1, 2, 3.
- 2,3, 4.
- 1, 3, 5.
- 2, 3, 5.
Câu 22. Bước nào sau đây không phải là một khâu trong công tác chọn giống?
- Tạo nguồn biến dị cho chọn lọc.
- Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân hóa học.
- Chọn lọc và bồi dưỡng để tạo ra những giống đạt tiêu chuẩn.
- Sản xuất giống để đưa vào đại trà.
Câu 23. Trong chọn giống, phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo vật liệu khởi đầu?
- Dùng kĩ thuật cấy gen.
- Sử dụng các phương pháp lai.
- Gây đột biến gen và NST.
- Dùng môi trường nuôi dưỡng chọn lọc để kiểm tra kiểu gen của sinh vật.
Câu 24. Trong chọn giống, người ta có thể tạo nguồn biến dị bằng cách tác động vào vật liệu di truyền ở cấp độ cơ thể theo phương pháp nào sau đây?
- Dùng kĩ thuật cấy gen.
- Sử dụng các phương pháp lai.
- Gây đột biến gen và NST.
- Lai phân tử.
Câu 25. Trong chọn giống, người ta có thể tạo nguồn biến dị bằng cách tác động vào vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào theo phương pháp nào sau đây?
- Dùng kĩ thuật cấy gen.
- Sử dụng các phương pháp lai.
- Gây đột biến gen.
- Gây đột biến NST.
Câu 26. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tạo nguồn biến dị bằng cách tác động vào vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử?
- Kĩ thuật cấy gen.
- Phương pháp lai tế bào.
- Gây đột biến gen nhân tạo.
- Phương pháp lai phân tử.
Câu 27. Phương pháp nào dưới đây không được dùng trong chọn giống cây trồng?
- Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng.
- Lai giữa các loài đã thuần hóa và các loài hoang dại.
- Lai hữu tính kết hợp với đột biến thực nghiệm.
- Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn.
Câu 28. Giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn lặp lại qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống do
- Các gen lặn có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
- Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
- Các gen lặn có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.
- Tăng cường sự biểu hiện của các gen trội có hại.
Câu 29. Trong chọn giống, người ta thường dùng giao phối gần để
1-Tạo ưu thế lai ở thế hệ sau.
2-Tạo ra các dòng thuần chủng.
3-Tạo ra các thể dị hợp.
4-Củng cố các đặc tính quý
Phương án đúng là
- 1, 2.
- 1, 3.
- 2, 3.
- 2,4.
Câu 30. Trong tự nhiên, nhiều loài thực vật tự thụ phấn vẫn sinh trưởng và phát triển khá mạnh là do
- Loài tự thụ phấn chặt chẽ vẫn có tỉ lệ giao phấn nhất định.
- Các cá thể có kiểu gen đồng nhất nên truyền đạt vật chất di truyền cho đời sau một cách ổn định.
- Các tính trạng ở loài tự thụ phấn là các tính trạng đa alen.
- Các dạng đồng hợp lặn có lợi còn tồn tại trong quần thể.
C. Luyện tập Sinh học 12 bài 18
----------------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn GDCD