Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 37

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 bài 37

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy, củng cố kiến thức trọng tâm bài học cho học sinh, đồng thời giúp các em làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm Sinh trong chương trình học lớp 12. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Câu 1: Điểu không đúng khi kết luận mật độ quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới

A. mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường và tác động của loài đó trong quần xã

B. mức độ lan truyền của vật kí sinh

C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản

D. các cá thể trưởng thành

Câu 2: Mức độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. cấu trúc tuổi của quần thể

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể

C. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể

D. tỉ lệ giới tính trong quần thể

Câu 3: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là

A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng

B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. cấu trúc giới tính, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

Câu 4: Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?

A. mật độ

B. tỉ lệ đực – cái

C. sức sinh sản

D. độ đa dạng

Câu 5: Những kiểu phân bố cá thể chủ yếu của quần thể là

A. phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên

B. phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên

C. phân bố theo nhóm và phân bố đồng đều

D. phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm

Câu 6: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới

A. cấu trúc tuổi của quần thể

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể

C. khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể

D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Câu 7: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường

C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

D. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

Câu 8: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường

C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

D. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

Câu 9: Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa

A. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường

B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa cá cá thể trong quần thể

C. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

D. làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể

Câu 10: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi

A. nhóm đang sinh sản

B. nhóm sau sinh sản

C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản

D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản

Câu 11: Phân bố cá thể theo nhóm là

A. kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp ở những sinh vật sống bầy đàn

B. kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều

C. kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

D. kiểu phân bố giúp sinh vật tân dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường

Câu 12: Ở điều kiện bình thường trong tự nhiên, quần thể thường có xu hướng ở dạng tháp tuổi nào?

A. dạng suy vong

B. dạng phát triển

C. dạng ổn định

D. tùy từng loài

Câu 13: Tuổi sinh thái của quần thể là

A. thời gian sống thực tế của cá thể

B. tuổi bình quân của quần thể

C. tuổi thọ do môi trường quyết định

D. tuổi thọ trung bình của loài

Câu 14: Tuổi quần thể là

A. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh

B. tuổi thọ trung bình của loài

C. thời gian sống thực tế của cá thể

D. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

Câu 15: Tuổi sinh lí của quần thể

A. thời gian sống thực tế của cá thể

B. thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể

C. tuổi thọ do môi trường quyết định

D. tuổi thọ trung bình của loài

Câu 16: Ở một hồ nước, khi đánh bắt cá mà các mẻ lưới thu được tỉ lệ cá con quá nhiều thì ta nên

A. tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định

B. hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái

C. tiếp tục đánh bắt vì quần thể đang ở trạng thái trẻ

D. dừng ngau việc đánh bắt, nếu không nguồn cá trong hồ sẽ sạn kiệt

Câu 17: Kiểu phân bố đồng đều có đặc điểm

A. thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều

B. là kiểu phân bố phổ biến nhất

C. thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều

D. các cá thể sống thành bầy đàn

Câu 18: Khi nói về các đặc trưng của quần thể, nhận định nào sau đây sai?

A. Khi mật độ quần thể ở mức trung bình thì sức sinh sản của quần thể lớn nhất.

B. Phân bố đồng đều thường gặp khi các điều kiện sống phân bố 1 cách đồng đều trong môi trường và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

C. Mật độ quần thể thường không cố định và thay đổi theo mùa hay theo điều kiện sống.

D. Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 19: Xét 3 quần thể có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:

Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

Số 1

150

149

120

Số 2

200

120

70

Số 3

100

120

155

Kết luận nào sau đây đúng nhất?

A. Quần thể số 1 được gọi là quần thể suy thoái

B. Quần thể số 2 được gọi là quần thể trẻ

C. Quần thể số 3 được gọi là quần thể ổn định

D. Ở quần thể số 3, số lượng cá thể tiếp tục được tăng lên

Câu 20: Cho các phát biểu sau về sự phân bố của quần thể:

(1) Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố.

(2) Kiểu phân bố của quần thể các cây bụi ở hoang mạc là kiểu phân bố ngẫu nhiên

(3) Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

(4) Kiểu phân bố theo nhóm xảy ra khi điều kiện môi trường sống không đồng đều, các cá thể sống bầy đàn, trú đông.

Phương án đúng là:

A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng

B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai

C. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai

D. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng

Đáp án - Hướng dẫn giải

1 - D

2 - C

3 - A

4 - D

5 - D

6 - C

7 - C

8 - A

9 - A

10 - C

11 - A

12 - C

13 - A

14 - D

15 - B

16 - D

17 - C

18 - B

19 - B

20 - A

Câu 19:

– Căn cứ vào số lượng các nhóm tuổi trước sinh sản, đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản xác định được quần thể giả, quần thể trẻ và quần thể ổn định.

- Dựa vào bảng số liệu ta thấy: quần thể 1 có nhóm tuổi trước và đang sinh sản số lượng tương đương → quần thể ổn định; quần thể 2 có nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn rất nhiều các nhóm còn lại → quần thể trẻ; quần thể 3 có nhóm tuổi đang và sau sinh sản lớn hơn trước sinh sản → quần thể già → Đáp án B.

Câu 20:

– Phân bố theo nhóm: Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống. Hình thức này xảy ra khi điều kiện môi trường sống không đều, các cá thể sống bầy đàn, trú đông,…

- Phân bố đồng đều: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này thường gặp khi điều kiện sống phân bố 1 cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

- Phân bố ngẫu nhiên: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Kiểu phân bố này thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

→ Đáp án A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm