Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Lý thuyết Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Bài: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 13
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Kiểu hình là kết quả tương tác của kiểu gen và môi trường
Ví dụ: sự thay đổi màu sắc của lông thỏ Himalaya phụ thuộc vào nhiệt độ, màu sắc hoa cẩm tú cầu phụ thuộc pH của đất. Kiểu hình bị chi phối bởi môi trường
Ví dụ: Năng suất (kiểu hình) của một giống lúa bất kỳ bị chi phối bởi cả giống (kiểu gen) và kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc (môi trường)
- Những biến đổi ở kiểu hình trong đời cá thể do ảnh hưởng của môi trường, không do biến đổi trong kiểu gen được gọi là thường biến. Tuy thường biến không được di truyền nhưng nhờ nó mà cơ thể có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường
Ví dụ: những cây môn, cây ráy nếu trồng ở nơi ít nước, khô hạn thì lá sẽ nhỏ còn nếu trồng nơi mát mẻ ẩm ướt thì lá và thân sẽ rất to-> thường biến
III. Mức phản ứng của kiểu gen
- Tập họp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng do kiểu gen qui định và được di truyền cho thế hệ sau.
- 2 cá thể có cùng kiểu gen nhưng khi sống trong 2 môi trường khác nhau thì cũng hình thành nên những kiểu hình không giống nhau
Ví dụ: màu da dễ bị thay đổi bởi môi trường → mức phản ứng rộng; nhóm máu, màu tóc ít bị ảnh hưởng bởi môi trường → mức phản ứng hẹp
- Thường thì các tính trạng số lượng sẽ có mức phản ứng rộng như. Ví dụ: lượng thịt, sữa, số trứng, số hạt trên bông lúa…
Các tính trạng chất lượng thì lại có mức phản ứng hẹp. Ví dụ: hàm lượng bơ, prôtêin trong thịt bò …
B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 13
Câu 1. Cho các bước sau:
1- Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
2- Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.
3- Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước theo thứ tự nào sau đây?
- 1-2-3.
- 1-3-2.
- 3-1-2.
- 2-1-3.
Câu 2. Xét các ví dụ sau đây:
1-Bệnh pheninketo niệu do rối loạn chuyển hóa axit amin pheninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
2-Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể ở các dạng trung gian khác nhau tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất.
3-Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng. Khi khu rừng bị ô nhiễm bụi than thì tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển ưu thế.
Những ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình của kiểu gen là
- 1, 3.
- 1, 2, 3.
- 2, 3.
- 1, 2.
- Xuất hiện đồng loạt theo 1 hướng xác định.
- Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
- Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
- Di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hoá.
Câu 4. Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
- Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
- Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.
- Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.
Câu 5. Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.
- Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
- Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
- Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...) được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng rộng là chỉ những tính trạng ít phụ thuộc vào kiểu gen, dễ thay đổi trước điều kiện môi trường.
- Mức phản ứng hẹp là chỉ những tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít thay đổi trước điều kiện môi trường.
- Tính trạng sản lượng sữa bò trong một ngày của một con bò cho sữa là tính trạng có mức phản ứng hẹp.
Câu 7. Khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường do yếu tố nào sau đây qui định?
- Kiểu gen.
- Kiểu hình.
- Môi trường.
- Quá trình phân bào.
Câu 8. Trong sản xuất nông nghiệp, để nâng cao năng suất cây trồng người ta cần chú ý vào các khâu nào sau đây?
- Chọn giống tốt.
- Cần có điều kiện kĩ thuật, chăm sóc tốt.
- Kết hợp cả giống tốt và điều kiện kĩ thuật, chăm sóc tốt.
- Chọn giống có nhiều tính trạng có mức phản ứng rộng.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Qua sinh sản, bố mẹ đã truyền cho con những tính trạng có sẵn ở bố mẹ.
- Qua sinh sản, bố mẹ đã truyền cho con kiểu gen qui định những tính trạng.
- Kiểu gen qui định các tính trạng của cơ thể.
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải là thường biến?
- Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
- Là loại biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
- Có lợi, giúp sinh vật thích nghi thụ động với điều kiện sống của môi trường.
- Có lợi, vì nó có khả năng di truyền cho đời sau.
Câu 11. Mức phản ứng rộng là
- Những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
- Giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
- Những tính trạng dễ dàng thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống.
- Những tính trạng ít thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống.
Câu 12. Mức phản ứng của tính trạng càng rộng, càng giúp cho sinh vật
- Khó thích nghi với điều kiện sống.
- Chết khi điều kiện sống thay đổi.
- Dễ thích nghi với điều kiện sống.
- Răng năng suất khi điều kiện sống thay đổi.
Câu 13. Ví dụ nào sau đây là thường biến?
- Sâu ăn lá có màu xanh lá cây.
- Lá cây rau mác khi mọc trên cạn có hình mũi mác, khi mọc dưới nước có hình bản dài.
- Gà gô trắng ở vùng tuyết trắng.
- Bướm kalima khi đậu cánh xếp lại giống như lá cây.
Câu 14. Nguyên nhân gây ra thường biến là do
- Sự biến đối của nhiễm sắc thể.
- Tác động của môi trường.
- Sự biến đổi trong kiểu gen.
- Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
Câu 15. Thỏ, chồn, cáo ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày, màu trắng lẫn với tuyết, về mùa hè lông thưa và chuyển sang màu xám hoặc vàng. Sự biến đổi này là
- Thường biến.
- Đột biến nhiễm sắc thể.
- Biến dị tổ hợp.
- Đột biến gen.
Câu 16. Có giống tốt mà không nuôi trồng đúng yêu cầu kỹ thuật thì
- Năng suất vẫn cao.
- Không phát huy hết năng suất của giống.
- Năng suất sẽ thấp.
- Năng suất từ thấp nhất đến cao nhất.
Câu 17. Trong chăn nuôi, biết hệ số di truyền về sản lượng trứng của gà Lơgo là 9% - 22%, suy ra sản lượng trứng của gà Lơgo phụ thuộc vào
- Thức ăn: 9% - 22%.
- Giống: 78% - 91% và thức ăn: 9% - 22%.
- Giống: 78% - 91 %.
- Giống: 9% - 22%.
Câu 18. Ví dụ nào sau đây là mức phản ứng hẹp?
- Sản lượng sữa của bò chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện chăm sóc và thức ăn.
- Tỉ lệ bơ trong sữa ít thay đổi theo điều kiện chăm sóc và thức ăn.
- Số hạt lúa trên bông thay đổi nhiều theo điều kiện trồng trọt và môi trường tự nhiên.
- Sản lượng trứng của gà Lơgo thay đổi nhiều theo điều kiện chăm sóc và thức ăn.
Câu 19. Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
- Bệnh máu khó đông ở người.
- Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.
- Bệnh mù màu ở người.
- Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét.
----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.
Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD