Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 2

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 2 do VnDoc biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh nắm vững kiến thức phần Tiến hóa cũng như làm quen các dạng câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 khác nhau trong chương trình học môn Sinh lớp 12.

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 2

Câu 1: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.

(2) CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn với đào thải alen lặn

(3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được CLTN tích lũy theo biến dị theo một hướng

(4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao.

(5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khỏi quần thể.

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

B. Áp lực của đột biến là rất thấp.

C. Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.

D. Chọn lọc tự nhiên định hướng cho tiến hóa.

Câu 3: Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể bởi:

A. đột biến ngược

B. yếu tố ngẫu nhiên

C. chọn lọc tự nhiên

D. di – nhập gen

Câu 4: Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.

B. Phôi sinh học so sánh chi nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.

C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.

D. Phôi sinh học so sánh chi nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi

(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảỏ

(3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác

(4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian

(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm giảm biến dị di truyền

Tổ hợp câu đúng là

A. 2, 3, 4

B. 3, 4, 5

C. 1, 3, 4, 5

D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 6: Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình tiến hóa hình thành loài mới là

A. giao phối.

B. di – nhập gen

C. đột biến

D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 7: Phiêu bạt di truyền(biến động di truyền) có thể ảnh hưởng nhất tới quần thể nào sau đây?

A. Một quần thể lớn và giao phối không ngẫu nhiên.

B. Một quần thể lớn với sự nhập cư thường xuyên từ quần thể lân cận.

C. Một quần thể nhỏ bị cô lập.

D. Một quần thể lớn và giao phối ngẫu nhiên.

Câu 8: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Chọn lọc tự nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

A. (1), (2), (4).

B. (1), (3), (4)

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 9: Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là

A. có thể hình thành loài mới ở chính môi trường ban đầu.

B. tạo ra quần thể mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

C. quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.

D. làm tăng số lượng quần thể của loài.

Câu 10: Khi nói về nhân tố tiến hóa. xét các đặc điểm sau:

(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đểu có là:

A. 2 đặc điểm.

B. 4 đặc điểm.

C. 3 đặc điểm.

D. 5 đặc điểm.

Câu 11: Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là

A. Loài.

B. Quần thể.

C. Nòi.

D. Cá thể.

Câu 12: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau:

(1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng

(2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh học, tế bào học, sinh học phân tử.

(3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài

(4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 13: Kết quả của chọn lọc quần thể là

A. làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

B. hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn tự vệ, sinh sản, đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất.

C. qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của cá thể.

D. làm tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi một cách đột ngột.

Câu 14: Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:

(1) Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín

(2) Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi

(3) Có tính toàn vẹn di truyền,có tính đặc trưng cao

(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen

Phương án đúng là

A. 2, 4, 5

B. 3, 4, 5

C. 1, 3, 4

D. 1, 2, 3

Câu 15: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên chi đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.

D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

Đáp án trắc nghiệm Sinh học 12

Câu123456789101112131415
Đáp ánACBCCBABCBBDBBA

Tham khảo thêm các đề ôn luyện môn Sinh học 12 tại đây:

Đánh giá bài viết
1 1.336
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm