Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 12 bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Lý thuyết Sinh học 12 bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển gồm các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 44

I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa

- Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng; rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

- Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

II. Một số chu trình sinh địa hóa

1. Chu trình carbon

- Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống.

- Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 và cacbonat trong đá vôi.

- Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hỏa …

- Hiện nay do các hoạt động của con người, cùng với việc chặt phá rừng đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên. Đó là một trong những nguyên nhân gây Hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên và gây thêm nhiều thiên tai.

2. Chu trình nitơ

- N chiếm 79% thể tích khí quyển và là 1 khí trơ.

- Thực vật hấp thụ N dưới dạng muối NH4+ (amôn), NO3- (nitrat), NO2- (nitrit).

- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học

3. Chu trình nước

- Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể và chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể sinh vật.

- Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.

III. Sinh quyển

- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong địa quyển, thủy quyển và khí quyển của Trái Đất

- Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét, lớp không khí cao 6-7km và lớp nước đại dương sâu tới 10-11km

- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học (biom) lớn. Các khu sinh học được phân thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển. Ví dụ về các khu sinh học trên cạn của Việt Nam: các khu rừng bảo vệ và Vườn Quốc gia như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên,.. Khu sinh học dưới nước: Khu bảo vệ Hòn Mun, Khánh Hòa.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 44

Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là

  1. Chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên
  2. Sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã
  3. Sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn
  4. Sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất

Câu 2: Các chu trình sinh - địa - hóa có vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái vì

  1. Chúng giữ cho hành tinh đủ ấm đảm bảo cho các sinh vật tồn tại được
  2. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều, và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt
  3. Các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp được tái tạo liên tục
  4. Chúng giúp loại bỏ các chất độc khỏi hệ sinh thái

Câu 3: Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?

  1. Quang hóa.
  2. Phân giải.
  3. Đồng hóa.
  4. Dị hóa.

Câu 4: Chu trình cacbon trong sinh quyển

  1. Liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
  2. Gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
  3. Là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
  4. Là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái

Câu 5: Chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

  1. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.
  2. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật.
  3. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật với sinh vật
  4. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật.

Câu 6: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

  1. Hô hấp của sinh vật
  2. Quang hợp của cây xanh
  3. Phân giải chất hữu cơ
  4. Khuếch tán

Câu 7: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?

  1. Hô hấp của động vật và thực vật
  2. Lắng đọng vật chất
  3. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
  4. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 8: Chu trình sinh địa hóa của một hệ sinh thái có liên quan đến yếu tố vô cơ cũng như hữu cơ của hệ sinh thái đó, trong các chu trình đó đặc điểm nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?

  1. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
  2. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
  3. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
  4. Chu trình năng lượng trong hệ sinh thái.

Câu 9: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nito ở dạng NO3- thành nito ở dạng N2?

  1. Động vật nguyên sinh
  2. Vi khuẩn cố định nito trong đất
  3. Thực vật tự dưỡng
  4. Vi khuẩn phản nitrat hóa

Câu 10: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào

  1. Đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu.
  2. Đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
  3. Đặc điểm địa lí, khí hậu.
  4. Đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu.

Câu 11: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khu sinh học nào sau đây?

  1. Các khu sinh học trên cạn
  2. Khu sinh học nước ngọt
  3. Khu sinh học nước mặn
  4. Đáp án B và C đúng

Câu 12: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ CO2 khí trong khí quyển là

  1. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
  2. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
  3. Kích thích quá trình quang hợp.
  4. Làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.

Câu 13: “Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ - hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến 1 phần chu trình vật chất nào sau đây?

  1. Chu trình oxi.
  2. Chu trình nitơ
  3. Chu trình nước.
  4. Chu trình photpho.

Câu 14: Chu trình sinh địa hóa có vai trò

  1. Duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
  2. Duy trì sự cân bằng trong quần xã
  3. Duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  4. Duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển

Câu 15: Câu nào đúng?

  1. Nguồn nước ngọt là không thiếu cho con người sử dụng mãi mãi.
  2. Cây xanh có khả năng hấp thụ nito phân tử.
  3. Nước là thành phần chiếm phần lớn khối lượng sinh vật.
  4. Thực vật hấp thụ CO để tạo nên chất hữu cơ là cacbonhidrat nhờ quá trình quang hợp.

Câu 16: Khi nói về chu trình sinh địa hóa của cacbon, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
  2. Cacbon đi vào chu trình chủ yếu dưới dạng cacbon monoxit (CO)
  3. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích
  4. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí

Câu 17: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào?

  1. Chu trình nitơ
  2. Chu trình cacbon.
  3. Chu trình photpho.
  4. Chu trình nước

Câu 18: Cho các phát biểu sau về chu trình cacbon

(1) Cacbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

(2) Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: khí cacbon trong khí quyển được thực vật hấp thụ, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon

(3) Cacbon trở lại môi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra một lượng lớn khí cacbonic vào đầu khí quyển

(4) Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín

Số phát biểu có nội dung không đúng là:

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 19: Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch?

  1. Nước đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu.
  2. Nước là nhu cầu không thể thiếu đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng.
  3. Nguồn nước không phải là vô tận, đang bị ô nhiễm và suy giảm nghiêm trọng.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 20: Trong chu trình sinh hóa địa lí của nito, nơi có lượng nito dự trữ lớn nhất là

  1. Sinh vật
  2. Khí quyển
  3. Đất
  4. Nhiên liệu hóa thạch

Đáp án

1A

2C

3A

4C

5A

6B

7B

8D

9D

10D

11B

12D

13C

14C

15D

16C

17B

18B

19C

20B

----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của chu trình sinh địa hóa và sinh quyển...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 12

    Xem thêm