Sinh học 12 bài 29: Quá trình hình thành loài
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học 12 bài 29: Quá trình hình thành loài gồm các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Quá trình hình thành loài
A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 29
I. Hình thành loài khác khu vực địa lý
1. Vai trò của cách li địa lý trong việc hình thành loài mới
- Các trở ngại về mặt địa lí (núi, biển, sông) làm nhiều quần thể sống cách biệt về mặt địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác dễ dàng làm thay đổi cấu trúc di truyền của các quần thể theo những hướng khác nhau.
- Khi sự sai khác về cấu trúc di truyền giữa các quần thể đến một lúc nào đó xuất hiện sự cách li sinh sản → hình thành loài mới (thường xảy ra ở động vật).
Ví dụ sự hình thành loài mới do cách li bởi các quần đảo rất dễ nhận thấy, Vì giữa các đảo có sự cách li tương đối, các sinh vật giữa các đảo ít trao đổi vốn gen cho nhau. Khi 1 nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới thì điều kiện sống mới, sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ biến quần thể nhập cư thành loài mới.
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (thí nghiệm của Dodd)
* Thí nghiệm: chia quần thể ruồi giấm ra nhiều quần thể nhỏ và nuôi trong môi trường nhân tạo khác nhau trong những lọ qua nhiều thế hệ (một số được nuôi bằng môi trường tinh bột, một số khác bằng môi trường có đường mantôzơ)
* Kết quả: từ 1 quần thể ban đầu chia thành 2 quần thể thích nghi với việc tiêu hóa tinh bột và đường mantôzơ. Cho 2 loài ruồi này sống chung và nhận thấy sự cách li địa lí và khác biệt về điều kiện môi trường sống làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi.
Tóm lại: CLTN chỉ giúp hình thành nên những tính trạng thích nghi, cách li SS là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa. Tuy nhiên cách li SS lại trực tiếp quyết định sự phân hóa của quần thể thành loài mới.
B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 29
Câu 1: Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò
- Làm phân hóa vốn gen của các quần thể
- Duy trì sự toàn vẹn của loài
- Sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi
- Tạo ra kiểu gen thích nghi
Câu 2: Trong hình thành loài bằng con đường địa lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì
- Không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền
- Hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm
- Hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh
- Cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 3: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng
- Động vật ít di chuyển
- Thực vật và động vật ít di chuyển
- Động, thực vật
- Thực vật
Câu 4: Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới là
- Nhân tố tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản và cách li di truyền.
- Nhân tố tác động trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
- Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau
- Nhân tố tạo ra những kiểu hình thích nghi với những điều kiện địa lí khác nhau
Câu 5: Khi nói về cách li địa lí, có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán ít chịu ảnh hưởng của dạng cách li này.
2. Các quần thể trong loài bị ngăn cách nhau bởi khoảng cách bé hơn tầm hoạt động kiếm ăn và giao phối của các cá thể trong loài.
3. Cách li bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí như núi, sông, biển.
4. Các động vật ở cạn hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền.
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 6: Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm chứng minh sự hình thành loài bằng cách li nào?
- Sinh thái
- Tập tính
- Địa lí
- Lai xa và đa bội hóa
Câu 7: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
- Sự thay đổi điều kiện địa lí
- Sự cách li địa lí
- Đột biến
- CLTN
Câu 8: Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều
- Cách li trước hợp tử
- Cách li sau hợp tử
- Cách li di truyền
- Cách li địa lí
Câu 9: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
- Động vật bậc cao
- Động vật
- Thực vật
- Có khả năng phát tán mạnh
Câu 10: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
- Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật.
- Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới.
- Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
- Khi loài mở rộng khu phân bố điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lý sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
Câu 11: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?
- Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài
- Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác
- Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng
- Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau
Câu 12: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
1. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
2. Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau, ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
3. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật.
4. Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi tới loài mới.
5. Điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
6. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 13: Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra theo trình tự nào sau đây?
1- Sự khác biệt về tần số alen dần tích lũy dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và với quần thể gốc, khi đó loài mới được hình thành.
2- Trong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN và các nhân tố tiến hóa đã làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của các quần thể bị cách li theo các hướng thích nghi khác nhau, làm chúng ngày càng khác nhau và khác xa so với quần thể gốc.
3- Một loài ban đầu bị chia cắt thành các quần thể cách li với nhau do các trở ngại về mặt địa lí.
- (3) → (2) →(1)
- (2) → (3) → (1)
- (1) → (2) → (3)
- (3) → (1) → (2)
Câu 14: Vai trò của CLTN trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là
- Tích lũy những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại, dần dần hình thành nòi mới.
- Tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng thích nghi khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới.
- Nhân tố gây ra sự phân li tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.
- Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
- Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể
- Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
- Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
- Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Đáp án
1A | 2C | 3C | 4C | 5C | 6C | 7C | 8D | 9D | 10C |
11A | 12A | 13A | 14B | 15C |
----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 12 bài 29: Quá trình hình thành loài các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của quá trình hình thành loài, vai trò của cách li địa lý trong việc hình thành loài mới, những thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 29: Quá trình hình thành loài. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo rừng môn dưới đây:
Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD