Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 76

VnDoc mời bạn đọc tham khảo Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 76, nội dung tài liệu được cập nhật chi tiết và chính xác nhất. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 76 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 18 câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 phần bài tập trắc nghiệm trang 76. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được khái niệm hội chứng Đao, cơ chế hình thành thể đội biến NST... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 76

Bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3, 4, 5 trang 76 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì

A. bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y.

B. bệnh do đột biến gen trội trên NST X.

C. bệnh do đột biến gen lặn trên NST X.

D. bệnh do đột biến gen trội trên NST Y.

2. Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST 21 có 2 chiếc, NST 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?

A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.

B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.

C. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14.

D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.

3. Cơ chế hình thành thể đột biến NST : XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào?

A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân.

B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân,

C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân.

D. NST XX không phân li trong nguyên phân.

4. Khi nghiên cứu tiêu bản một tế bào động vật có bộ NST rất giống bộ NST ở người, người ta đếm được 48 NST, trong số đó có 2 NST không tìm được NST tương đồng với nó. Tế bào đó là

A. tế bào sinh tinh ở tinh tinh.

B. tế bào đột biến dị bội ở người.

C. tế bào giao tử đột biến ở người.

D. tế bào sinh trứng ở tinh tinh.

5. Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen là một bệnh di truyền hiếm gặp. Quan sát sơ đồ phả hộ về chứng loạn dưỡng cơ ở một gia đình sau. Hãy cho biết cơ chế di truyền của gen gây bệnh?

A. Gen trội, trên NST thường.

B. Gen lặn, trên NST thường

C. Gen trội, trên NST giới tính X.

D. Gen lặn, trên NST giới tính X.

ĐÁP ÁN

1 C

2 D

3 A

4 A

5 D

Bài tập trắc nghiệm 6, 7, 8, 9, 10 trang 78 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

6. Quan sát tiêu bản NST của một người đã thấy 44 NST thường, nhưng chỉ có 1 NST giới tính X (Hội chứng Tơcnơ, XO). Nguyên nhân dẫn đến bất thường này có thể do

A. hợp tử được hình thành do sự kết hợp tự do và ngẫu nhiên giữa một giao tử binh thường từ mẹ với một giao tử không mang NST từ bố.

B. hợp tử được hình thành do sự kết hợp của một giao tử bình thường từ bố với một giao tử không mang NST từ mẹ.

C. hợp tử được hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ mẹ với một giao tử không mang NST giới tính nào từ bố.

D. hợp tử được hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ bố với một giao tử thiếu 1 NST từ mẹ.

7. Hội chứng Đao xuất hiện do

A. rối loạn phân li cặp NST 22 ở một trong hai bố mẹ.

B. rối loạn phân li cặp NST 20 ở một trong hai bố mẹ.

C. rối loạn phân li cặp NST 23 ở một trong hai bố mẹ.

D. rối loạn phân li cặp NST 21 ờ một trong hai bố mẹ.

8. Phương pháp nào được dùng để nghiên cứu được các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai tuỳ ý như ở động vật, thực vật?

A. Dùng phương pháp nghiên cứu tế bào

B. Dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

C. Dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ

D. Dùng phương pháp nghiên cứu lai tế bào xôma

9. Có thể dễ dàng biết được tính trạng nào đó ở người là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, vì

A. gen trên NST X dễ bị đột biến.

B. nhiều gen trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y.

C. giao tử trên NST giới tính thường gây ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính.

D. gen đột biến trên NST thường trội.

10. Bệnh phêninkêto niệu xảy ra do

A. chuỗi α trong phân tử Hb có biến đổi một axit amin.

B. đột biến cấu trúc NST.

C. thiếu tirôzin trong nước tiểu.

D. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

ĐÁP ÁN

6 C

7 D

8 C

9 B

10 D

Bài tập trắc nghiệm 11, 12, 13, 14, 15 trang 79 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

11. Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra

A. tính chất của nước ối.

B. tế bào tử cung của người mẹ.

C. tế bào phôi bong ra trong nước ối

D. cả A và B.

12. Tại sao hội chứng Đao là loại phổ biến nhất trong các hội chứng do đột biến số lượng NST đã gặp ở người?

A. Việc thêm một NST 21 làm tăng vốn gen của người giúp họ sống tốt.

B. Thừa một NST 21 dễ phát hiện được bằng phương pháp di truyền tế bào.

C. NST 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn các NST khác nên sự mất cân bằng do thừa 1 NST 21 ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh còn số nơ được.

D. Cả A và B.

13. Ở người, yếu tố nào xác định giới tính nam?

A. Môi trường.

B. Kiểu gen.

C. Sự có mặt của NST X trong hợp tử.

D. Sự có mặt của NST Y trong hợp tử

14. Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp lập phả hệ dùng để

A. theo dõi một đặc điểm hay một bệnh qua một số thế hệ.

B. xác định một đặc điểm hay một bệnh có phải di truyền hay không. Nếu là di truyền thì di truyền theo quy luật nào.

C. xác định đặc điểm hay bệnh di truyền trên NST thường hay có liên kết với NST giới tính.

D. cả A, B và C.

15. Tư vấn di truyền y học nhằm mục đích

A. chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về khả năng mắc một loại bệnh di truyền ở đời sau

B. cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp.

C. định hướng trong sinh đẻ, dự phòng và tránh hậu quả sinh ra những trẻ tật nguyền.

D. cả A, B và C.

ĐÁP ÁN

11 C

12 C

13 D

14 D

15 D

Bài tập trắc nghiệm 16, 17, 18 trang 80 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

16. Bệnh phêninkêto niệu có thể phát hiện nhanh và sớm từ lúc sơ sinh nhờ phương pháp

A. di truyền tế bào để phát hiện bất thường cấu trúc NST.

B. phương pháp phả hộ theo dõi trong dòng họ.

C. phương pháp phân tử để xác định gen đột biến.

D. sử dụng giấy chỉ thị màu đặt trong tã lót, giấy này sẽ có phản ứng đặc hiệu với nước tiểu của trẻ bị bệnh cho màu đặc hiệu có thể nhận biết ngay.

17. Câu nào sau đây diễn tả tổng quát nhất về bệnh ung thư?

A. Ung thư là một nhóm lớn các bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể, tạo thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.

B. Ung thư là sự tăng sinh không kiểm soát được ở tế bào gan gây ung thư gan làm chết cơ thể mang bệnh.

C. Ung thư là sự tăng sinh không kiểm soát được ở tế bào phổi dẫn đến ung thư phổi

D. Ung thư là bệnh di truyền.

18. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến ung thư còn chưa biết hoàn toàn đầy đủ, song cũng đã biết một số nguyên nhân là do

A. đột biến gen và đột biến NST.

B. virut gây ung thư.

C. các chất gây đột biến.

D. cả A, B và C

ĐÁP ÁN

16 D

17 A

18 D

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 76. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 12, Vật lý lớp 12, Hóa học lớp 12, Toán lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Sinh 12

    Xem thêm