Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 12 bài 31: Tiến hoá lớn

Lý thuyết Sinh học 12 bài 31: Tiến hoá lớn tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 31

- Tiến hóa nhỏ: là quá trình biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác dẫn đến hình thành loài mới

- Tiến hoá lớn: là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (họ, bộ, lớp …) diễn ra trên qui mô lớn, trong thời gian lịch sử dài.

I. Tiến hóa lớn và vấn đề phân loại thế giới sống

- Tiến hóa lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài và mối quan hệ tiến hóa giữa các loài giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên trái đất.

- Sự phân loại đó dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm hình thái, hóa sinh và sinh học phân tử giúp chúng ta có thể phác họa nên cây phát sinh chủng loại.

- Dựa trên một số đặc điểm chung nhất định: nhiều loài --> chi; nhiều chi --> họ; nhiều họ--> bộ; nhiều bộ --> lớp...

- Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau

- Nghiên cứu về tiến hóa lớn cho thấy một số chiều hướng tiến hóa khác nhau như:

+ Các loài sinh vật đều được tiến hóa từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hóa phân nhánh tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng. Sự đa dạng về các loài có được là do tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài

+ Một số nhóm sinh vật đã tiến hóa theo hướng tăng dần mức độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hóa theo hướng đơn giản hóa mức độ tổ chức của cơ thể thích nghi với môi trường. Một số nhóm sinh vật như các loài vi khuẩn,vẫn giữ nguyên cấu trúc đơn bào nhưng tiến hóa theo hướng đa dạng hóa các hình thức chuyển hóa vật chất thích nghi cao độ với các môi trường sống khác nhau.

II. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hóa

- Năm 1988, ông Borax và các cộng sự đã làm thí nghiệm với tảo lục đơn bào, Chlorella vulgaris. Họ đã nuôi tảo trong môi trường có loài thiên địch chuyên ăn tảo. Sau một vài thế hệ, trong môi trường đã xuất hiện các khối tế bào hình cầu và sau 20 thế hệ hầu hết các tập hợp hình cầu bao gồm 8 tế bào. Sau 100 thế hệ, các tập hợp 8 tế bào hình cầu chiếm tuyệt đại đa số. Như vậy dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các tế bào đã có khả năng tập họp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của kẻ thù. Đây được xem là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào.

- Những thành tựu về sinh học phân tử và sinh học phát triển cho chúng ta thấy chỉ cần đột biến ở một số gen điều hòa có thể dẫn đến sự xuất hiện các đặc điểm hình thái hoàn toàn mới

Ví dụ: đột biến làm đóng mở các gen nhầm thời điểm, nhầm vị trí cũng có thể tạo nên những đặc điểm hình thái bất thường (ruồi giấm 4 cánh, sự phát triển không giống nhau của các cơ quan giống nhau trên cơ thể tinh tinh và người).

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 31

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là điểm giống nhau giữa người với vượn người?

A. Diện tích bề mặt và thể tích não bộ.

B. Chi trước và chi sau có sự phân hóa khác nhau.

C. Cột sống hình chữ S và bàn chân dạng vòm.

D. Xương sườn, xương cụt và số lượng răng.

Câu 2: Trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định?

A. Hình thành loài mới.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Hình thành đặc điểm thích nghi.

D. Phân li tính trạng.

Câu 3: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là:

A. Ngày càng đa dạng và phong phú.

B. Tổ chức ngày càng cao.

C. Thích nghi ngày càng hợp lí.

D. Cả B và C.

Câu 4: Ngày nay vẫn còn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:

A. Nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.

B. Tổ chức của cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống vẫn được tồn tại.

C. Cường độ chọn lọc tự nhiên không giống nhau trong từng hoàn cảnh sống.

D. Nguồn thức ăn của nhóm tổ chức thấp rất phong phú.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về sự tiến hóa của sinh giới:

A. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung.

B. Dạng sinh vật nguyên thủy nào sống sót cho đến nay, ít biến đổi được xem là hóa thạch sống.

C. Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.

D. Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một gốc phân hóa thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới là đúng:

A. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung.

B. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích lũy các biến dị theo những hướng khác nhau, kết quả là từ một dạng ban đầu đã hình thành nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa tổ tiên.

C. Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hóa thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng

A. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự.

B. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau.

C. Tiến hóa diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc.

D. Sinh vật vẫn giữ nguyên tắc tổ chức nguyên thủy của chúng trong quá trình tiến hóa.

Câu 8: Trong các Thích nghi ngày càng hợp lý chiều hướng nào dưới đâu là cơ bản nhất

A. Thích nghi ngày càng hợp lý.

B. Tổ chức ngày càng cao.

C. Ngày càng đa dạng phong phú.

D. A và C đúng.

Câu 9: Trải qua lịch sử tiến hóa, ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:

A. Trong ba chiều hướng tiến hóa, hướng ngày càng đa dạng phong phú là cơ bản nhất.

B. Nhờ cấu trúc đơn giản nên nhóm sinh vật có tổ chức thấp dễ dàng thích nghi với những biến động của điều kiện sống.

C. Do hướng thích nghi là hướng cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy mà vẫn tồn tại phát triển.

D. Quá trình chọn lọc tự nhiên không ảnh hưởng đến sự tiến hóa của các nhóm sinh vật bậc thấp.

Câu 10: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:

A. Quá trình đột biến.

B. Quá trình giao phối.

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.

D. Quá trình phân li tính trạng.

Câu 11: Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy là

A. Các nòi trong một loài, các loài trong một chi đã hình thành theo con đường phân li từ một quần thể gốc nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau.

B. Các nhóm phân loại trên loài hình thành theo những con đường phân li, mỗi nhóm bắt nguồn từ một loài tổ tiên nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau.

C. Các loài khác nhau nhưng do sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến tương tự.

D. Các quần thể khác nhau của cùng một loài mặc dù sống trong những điều kiện khác nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm chung.

Câu 12: Những trường hợp sau một thời gian dài trong quá trình tiến hóa loài vẫn giữ nguyên dạng nguyên thủy, ít biến đổi được gọi là

A. Sinh vật nguyên thủy.

B. Loài thủy tổ.

C. Sinh vật hóa thạch.

Câu 13: Trong hiện tượng đồng quy tính trạng, những dấu hiệu đồng quy thường thấy là

A. Những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan.

B. Một số đặc điểm liên quan đến hoạt động của cơ thể.

C. Các tính trạng liên quan đến hoạt động hô hấp.

D. Sự giống nhau một cách hoàn hảo của một số tính trạng giữa các loài khác nhau.

Câu 14: Hiện tượng đồng quy đã dẫn đến kết quả

A. Tạo ra những quần thể giống nhau cư trú trên những vùng địa lí khác nhau từ cùng một loài.

B. Tạo ra những nhóm khác nhau từ chung một nguồn gốc.

C. Tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau.

D. Những điểm tương đồng trong quá trình phát triển phôi thai ở động vật có xương sống.

Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hóa là không đúng?

A. Sự tiến hóa của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp điệu giống nhau.

B. Quá trình tiến hóa lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn.

C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau.

D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung.

Câu 16: Sinh giới đã tiến hóa theo chiều hướng

A. Sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú.

B. Sinh giới có tổ chức ngày càng cao.

C. Sinh giới thích nghi ngày càng hợp lí.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 17: Sự hình thành đặc điểm thích nghi là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài, chịu sự chi phối của các nhân tố chủ yếu là

A. Quá trình đột biến.

B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.

C. Quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.

D. Quá trình đột biến, giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 18: Kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất đến nay đã tạo thành hai giới động vật và thực vật, trong đó:

A. Giới thực vật và giới động vật có sự đa dạng như nhau với số loài xấp xỉ bằng nhau.

B. Giới thực vật đa dạng hơn rất nhiều so với giới động vật.

C. Giới động vật đa dạng hơn so với giới thực vật.

D. Giới động vật đa dạng hơn so với giới thực vật. Số loài động vật cao hơn nhiều so với thực vật.

Câu 19: Nói về sự tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao của sinh giới, mô tả nào dưới đây là không phù hợp?

A. Trong tiến hóa ban đầu hình thành những tổ chức cơ thể chưa có cấu tạo tế bào, đến dạng đơn bào sau đó là đa bào.

B. Cơ thể đa bào có kiểu gen ngày càng phức tạp dẫn đến sự phân hóa cấu trúc và chức năng của tế bào tạo nên sự biệt hóa chức năng trong hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể.

C. Trong quá trình tiến hóa càng về sau các loài càng có cấu trúc phức tạp hơn, cao hơn loài trước do kiểu gen đa dạng hơn và được chọn lọc theo hướng thích nghi hơn.

D. Qua một quá trình tiến hóa lâu dài đã tạo ra những loài có tổ chức cơ thể phức tạp, hoàn hảo nhất như loài người trong giới động vật và ngành hạt trần trong giới thực vật.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hóa nhỏ?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.

B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.

C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.

D. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

Đáp án

1D

2A

3C

4B

5A

6D

7B

8A

9C

10D

11C

12D

13A

14C

15A

16D

17D

18D

19D

20C

----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 31: Tiến hóa lớn các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của tiến hóa lớn...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 31: Tiến hóa lớn. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 12

    Xem thêm