Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 10
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 bài 10
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 10 là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy, củng cố kiến thức trọng tâm bài học cho học sinh, đồng thời giúp các em làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm Sinh trong chương trình học lớp 12. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm về bài tương tác gen và tác động đa hiệu của gen trong môn Sinh học lớp 12. Bài tập có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Câu 1: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất?
A. Một gen quy định một tính trạng
B. Một gen quy định một enzim/protein
C. Một gen quy định một chuỗi polipeptit
D. Một gen quy định một kiểu hình
Câu 2: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16 B. 1/64
C. 3/32 D. 15/64
Câu 3: Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là
A. tương tác cộng gộp
B. tác động bổ sung giữa 2 alen trội
C. tác động bổ sung giữa 2 gen không alen
D. tác động đa hiệu
Câu 4: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm. Các cây cap 170cm có kiểu gen
A. AaBbddee ; AabbDdEe
B. AAbbddee ; AabbddEe
C. aaBbddEe ; AaBbddEe
D. AaBbDdEe ; AABbddEe
Câu 5: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là hiện tượng phân li độc lập
A. có thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen
B. làm tăng biến dị tổ hợp
C. có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen
D. có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen
Câu 6: Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. phân li độc lập của Menđen
B. liên kết gen hoàn toàn
C. tương tác cộng gộp
D. tương tác bổ sung
Câu 7: Các alen ở trường hợp nào có thể co sự tác động qua lại với nhau?
A. Các alen cùng một locut
B. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên mộ NST
C. Các alen nằm trên các cặp NST khác nhau
D. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên cùng một cặp NST hoặc trên các cặp NST khác nhau
Câu 8: Ở một loại thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi
A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính
B. hai cặp gen liên kết hoàn toàn
C. hai cặp gen không alen tương tác bổ sung
D. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp
Câu 9: Đem lai giữa 2 cây bố mẹ thuần chủng hoa màu đỏ với hao màu trắng thu được F1 đều là cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 xuất hiện 1438 cây hoa đỏ : 1123 cây hoa trắng. Đem F1 lai với 1 các thể khác, thu được đời con có tỉ lệ: 62,5% cây hoa trắng : 37,5% cây hoa đỏ. Kiểu gen của các thể đem lai với F1 là:
A. AaBb
B. Aabb
C. Aabb hoặc aaBb
D. AABb hoặc AaBB
Câu 10: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa đỏ do 2 gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả 2 alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi cỉ có mặt alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb x AaBb. (2) AAbb x AaBB. (3) aaBb x AaBB
A. (1) B. (1) và (2)
C. (2) và (3) D. (1) và (3)
Câu 11: Lai 2 giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ 2 địa phương khác nhau, người ta thu được F1 toàn cây quả dẹt và F2 gồm 58 cây quả dẹt : 34 cây quả tròn : 6 cây quả dai. Lai phân tích F1 sẽ thu được tỉ lệ:
A. 1 tròn : 2 dẹt : 1 dài
B. 1 dẹt : 2 tròn : 1 dài
C. 3 dẹt : 1 dài
D. 3 tròn : 3 dẹt : 1 dài : 1 bầu
Câu 12: Ở một loài thực vật, cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được tỉ lệ 9 cây thân cao : 7 cây thân thấp. Để đời lai thu được tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gen
A. AABb B. AaBb
C. aaBb D. Aabb
Câu 13: Cho một cây tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 43,75% cây thân cao : 56,25% cây thân thấp. Trong số những cây thân cao ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là
A. 3/16 B. 3/7
C. 1/9 D. 1/4
Câu 14: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với quả bí tròn được F2: 152 bí quả tròn : 114 bí quả dẹt : 38 bí quả dài. Tính theo lí thuyết, trong số bí quả tròn thu được ở F2 thì số bí quả tròn dị hợp chiếm tỉ lệ
A. 1/4 B. 3/4
C. 1/3 D. 2/3
Câu 15: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng cùng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 alen trội không alen quy định màu hoa đỏ, vắng mặt 1 trong 2 alen trội trong kiểu gen cho hoa hồng, còn thiếu cả 2 alen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phepslai P : AaBb x Aabb.
A. 4 đỏ : 1 hồng : 3 trắng
B. 3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng
C. 4 đỏ : 3 hồng : 1 trắng
D. 3 đỏ : 1 hồng : 4 trắng
Câu 16: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mõi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 2 alen trọi A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
Cây I có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu.
Cây II có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là:
A. AaBBRr B. AABbRr
C. AaBbRr D. AaBbRR
Câu 17: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào 1 gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp NST khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa 2 cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng
B. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
C. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
D. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng
Câu 18: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A. 4 B. 1
C. 2 D. 3
Câu 19: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 2cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 26cm với cây thấp nhất, sau đó cho F1 giao phấn với nhau đời con thu được 6304 cây. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết số cây cao 20cm ở F2 là bao nhiêu?
A. 1411 B. 1379
C. 659 D. 369
Câu 20: Ở người, xét 2 cặp gen phân li độc lập nằm trên 2 cặp NST thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:
Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với một phụ nữa bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, con của cặp vợ chồng này có thể gặp tối đa bao nhiêu trường hợp sau đây?
(1) Có 1 đứa bị đồng thời cả 2 bệnh. (2) 100% bị bệnh H. (3) 100% bị bệnh G.
(4) 100% không bị cả 2 bệnh. (5) 50% bị bệnh G, 50% bị bệnh H.
A. 4 B. 3
C. 2 D. 1
Đáp án - Hướng dẫn giải
1 - C | 2 - D | 3 - A | 4 - D | 5 - D | 6 - D | 7 - D | 8 - C | 9 - C | 10 - A |
11 - B | 12 - A | 13 - B | 14 - B | 15 - B | 16 - A | 17 - A | 18 - D | 19 - B | 20 - B |
Câu 2:
Cây cao 170 cm có (170 – 150) : 4 = 4 alen trội → Số cây cao 170 cm ở đời con chiếm tỉ lệ: C64 x (1/2)6 = 15/64.
Câu 16:
Cây I (aabbRR) chỉ cho 1 loại giao tử abR nhưng đời con có 50% số cây cho hạt có màu (A-B-R-) → P phải cho giao tử 1/2AB- và dị hợp về gen R (Rr).
Cây II (aaBBrr) chỉ cho 1 loại giao tử aBr nhưng đời con có 25% (1/4) số cây cho hạt có màu (A-B-R-) → P phải cho giao tử A-R và dị hợp 2 cặp gen (AaRr) (1).
Tổ hợp lại → P phải cho 1/4ABR và không cho giao tử AbR (2).
Từ (1) và (2) → P có kiểu gen AaBBRr → Đáp án A.
Câu 18:
A-B- : Đỏ ; A-bb : vàng ; aaB- + aabb : trắng.
P đỏ (A-B-) tự thụ phấn → F1 : 3 loại kiểu hình → F1 dị hợp về 2 cặp gen (AaBb).
P: AaBb x AaBb → 9A-B- (đỏ) : 3A-bb (vàng) : 4(1aaBB + 2aaBb + 1aabb) trắng.
→ (1), (2), (3) đúng ; (4) sai vì hoa trắng hợp đồng = 2/4 = 50% tổng số hoa trắng.
Câu 19:
Cây cao 20 cm có số alen trội là 5 → Tỉ lệ loại cây này ở F2 = C85 x(1/2)8 =7/32
→số lượng loại cây này ở F2 là: 6304 x 7/32 = 1379.
Câu 20:
Từ sơ đồ → A-B- : không bị cả 2 bệnh ; A-bb : bị bệnh G ; 3aaB- + 1aabb : bị bệnh H.
Người đàn ông bị bệnh H có thể có 1 trong 3 kiểu gen: aaBB hoặc aaBb hoặc aabb; vợ bị bệnh G có thể có 1 trong 2 kiểu gen: Aabb hoặc Aabb.
Có 6 khả năng xảy ra:
Khả năng 1: aaBB x AAbb → 100%AaBb (100% không bị cả 2 bệnh → có thể gặp (4)).
Khả năng 2: aaBB x Aabb → 1/2AaBb (1/2 không bệnh) : 1/2aaBb (1/2 bị bệnh H)
Khả năng 3: aaBb x AAbb → 1/2AaBb (1/2 không bệnh) : 1/2Aabb (1/2 bệnh G)
Khả năng 4: aaBb x Aabb → 1/4AaBb (1/4 không bệnh) : 1/4Aabb (1/4 bệnh G) : 1/4aaBb + 1/4aabb (1/2 bệnh H)
Khả năng 5: aabb x AAbb → 100%Aabb (100% bệnh G) → có thể gặp (3).
Khả năng 6: aabb x Aabb → 1/2Aabb (1/2 bệnh G) : 1/2aabb (1/2 bệnh H) → có thể gặp (5).
Như vậy, con của họ có thể gặp tối đa 3 trường hợp (3), (4) và (5).
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé