Chuyên đề bài tập Hóa 12 Kim loại nhóm IA Có đáp án
Hóa 12 Chương 7 chương trình mới
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169
CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN TỐ NHÓM IA
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Đơn chất kim loại nhóm IA
1. Vị trí, cấu tạo của nguyên tố IA.
Nhóm IA bao gồm các kim loại: lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium
(Rb), caesium (Cs) và francium (Fr). Những kim loại này còn được gọi là kim loại kiềm.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns
1
Nguyên
tử
Số hiệu
nguyên tử
Tên gọi
Cấu hình
electron
Bán kính
nguyên tử (pm)
Thế điện cực
chuẩn (V)
Li
3
Lithium
[He]2s
1
152
-3,040
Na
11
Sodium
[Ne]3s
1
186
-2,713
K
19
Potassium
[Ar]4s
1
227
-2,924
Rb
37
Rubidium
[Kr]5s
1
248
-2,924
Cs
55
Caesium
[Xe]6s
1
265
-2,923
2. Trạng thái tự nhiên
Kim loại nhóm IA trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
Sodium thường gặp dưới dạng NaCl (muối ăn trong nước biển, mỏ muối, khoáng vật
halite), Na
2
CO
3
.10H
2
O (soda), NaNO
3
(diêm tiêu).
Potassium thường gặp ở dạng khoáng vật: KCl.NaCl (sylvinite), KCl.MgCl
2
.6H
2
O
(carnallite
3. Tính chất vật lí (Dữ liệu được lấy ở bảng 17.1 SGK Cánh diều trang 114)
Kim loại
Nhiệt độ nóng
chảy (°C)
Nhiệt độ sôi (°C)
Khối lượng riêng
(g/ cm
3
)
Độ cứng
Li
180
1330
0,53
0,6
Na
98
890
0,97
0,5
K
64
774
0,86
0,4
Rb
39
688
1,53
0,3
Cs
29
690
1,90
0,2
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169
3.1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng giảm
dần từ Li đến Cs.
Các kim loại nhóm IA đều dễ nóng chảy và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các
kim loại nhóm khác.
3.2. Khối lượng riêng
Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là kim loại nhẹ) do có bán kính
nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thế kém đặc khít.
3.3. Độ cứng
Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp (đều mềm, có
thể cắt bằng dao, kéo).
Chú ý:
Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại kiềm đều có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương
tâm khối.
4. Tính chất hóa học
Do kim loại kiềm có giá trị E
0
M+/M
rất nhỏ nên chúng có tính khử mạnh
M → M
+
+ e
Trong nhóm IA, tính khử các kim loại kiềm tăng từ lithium đến caesium (Li đến Cs)
4. 1. Tác dụng với oxygen
Khi đốt nóng trong không khí, kim loại Li cháy với ngọn lửa màu đỏ tía; Na cháy với
ngọn lửa màu vàng; K cháy với ngọn lửa màu tím nhạt.
Ví dụ: Sodium tác dụng với oxygen trong không khí, có thể tạo ra sodium oxide.
4Na + O
2
→ 2Na
2
O
Phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn trong bình chứa khí oxygen, mức độ phản ứng tăng dần
từ Li đến
4.2. Tác dụng với halogen
Kim loại nhóm IA phản ứng với chlorine ở điều kiện thường tạo thành muối chloride.
2M + Cl
2
→ 2MCl
Kim loại Li cần đun nhẹ, Na và K bốc cháy mạnh trong khí chlorine.
2K + Cl
2
→ 2KCl
Mức độ mãnh liệt của phản ứng tăng dẩn từ Li đến K.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169
4. 3. Tác dụng với nước
Khi tác dụng với nước, Li nổi trên mặt nước, Na nóng chảy thành hạt cầu và chạy trên
mặt nước, K tự bùng cháy. Khả năng phản ứng của kim loại nhóm IA với nước tăng
dần từ Li đến Cs
Thế điện cực chuẩn của kim loại nhóm IA rất nhỏ. Kim loại nhóm IA tác dụng mạnh
với nước tạo thành dung dịch kiểm và giải phóng khí hydrogen:
2M
(s)
+ 2H
2
O
(l)
→ 2MOH
(aq)
+ H
2(g)
∆
r
H°
98
< 0
Chú ý bảo quản kim loại nhóm IA
Kim loại nhóm IA dễ tác dụng với nước, với oxygen trong không khí nên trong phòng
thí nghiệm Na và K thường được bảo quản trong dầu hoả. Li, Rb và Cs thường được
bảo quản trong các ống thuỷ tinh kín hoặc môi trường khí hiếm (như argon).
II. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IA
1. Đặc điểm chung
Các hợp chất của kim loại nhóm IA thường dễ tan trong nước và tạo thành dung
dịch chất điện li mạnh.
Ở nhiệt độ thường, các ion kim loại nhóm IA đều không có màu. Tuy nhiên, đốt nóng
kim loại nhóm IA hoặc các hợp chất của chúng trên ngọn lửa không màu làm ngọn lửa
có màu đặc trưng.
Do vậy, có thể nhận biết hợp chất của kim loại nhóm IA bằng màu ngọn lửa.
2. Một số hợp chất quan trọng
2.1. Sodium chloride
a) Ứng dụng:
Trong đời sống: gia vị, bảo quản và chế biến thực phẩm,...
Trong y học: nước muối sinh lí, chất điện giải,...
Trong công nghiệp hoá chất: sản xuất chlorine - nhóm IA, nước Javel, soda,...
b) Điện phân dung dịch sodium chloride:
Trong công nghiệp chlorine - nhóm IA, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hoà có
màng
ngăn điện cực được ứng dụng để sản xuất xút công nghiệp (NaOH), khí chlorine
(Cl
2
).
Điện phân
dung dịch NaCI bão hoà không có màng ngăn điện cực được ứng dụng để
sản xuất nước Javel (chứa NaClO).
Kim loại nhóm IA
Chuyên đề bài tập Hóa 12 Kim loại nhóm IA Có đáp án do VnDoc biên soạn, tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và rèn luyện các kĩ năng làm các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến nội dung Hóa 12 Chương 8 Kim loại nhóm IA. Tài liệu áp dụng cho cả 3 sách giáo khoa, Kết nối tri thức và cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều.
Giới thiệu về tài liệu
Chuyên đề bài tập Hóa 12 Kim loại nhóm IA Có đáp án gồm 2 phần.
Phần A. Nhắc lại nội dung kiến thức đã học về kim loại nhóm IA
Phần B. Các câu hỏi với môn thi trắc nghiệm được chia thành 3 phần, trong đó
- Phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4 phương án chọn 1 đáp án đúng.
- Phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng Đúng/Sai.
- Phần 3, gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm trả lời ngắn.
Hình ảnh minh họa về tài liệu Chuyên đề bài tập Hóa 12 Kim loại nhóm IA Có đáp án
>> Tiếp theo: Chuyên đề bài tập Hóa 12 Kim loại nhóm IIA Có đáp án