Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm - Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học

Sáng kiến kinh nghiệm - Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học giúp giáo viên có thêm thông tin về các dạng toán cơ bản trong chương trình Sinh học ở bậc THCS để vận dụng vào việc dạy trên lớp, dạy học tự chọn cũng như dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 9 môn Sinh học

PHẦN A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Năm học 2005 – 2006 là năm đầu tiên BGD chính thức đưa vào áp dụng đại trà sách giáo khoa sinh học 9 nói riêng và bộ SGK lớp 9 nói chung theo chương trình đổi mới. Trong chương trình SGK sinh học 9 có đưa vào các kiến thức về Di truyền và Biến dị. Do đó đòi hỏi học sinh phải nắm được các kiến thức cơ bản về lai một cặp và hai cặp tính trạng của Menđen; nhiễm sắc thể; ADN và gen; ARN…, đồng thời biết vận dụng lý thuyết vào giải các dạng bài tập này. Tuy nhiên do phân phối chương trình quy định thời gian dành cho việc vận dụng vào giải bài tập rất ít hoặc thậm chí không có nên giáo viên và học sinh không có đủ thời gian để thực hành giải các dạng bài tập này trên lớp cũng như trong việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong khi đó đề thi học sinh giỏi Sinh lớp 9, thi tuyển sinh vào lớp 10… luôn đòi hỏi học sinh phải biết giải các dạng toán này. Mặt khác đây cũng chính là các dạng toán cơ bản để giúp học sinh có đủ cơ sở khi lên học cấp THPT. Chính vì thế, tôi làm đề tài này nhằm giúp giáo viên có thêm thông tin về các dạng toán cơ bản trong chương trình Sinh học ở bậc THCS để vận dụng vào việc dạy trên lớp, dạy học tự chọn cũng như dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường.

PHẦN B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

PHẦN 1. DI TRUYỀN PHÂN TỬ.

A. CẤU TẠO ADN:

I. TÓM TÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN:

  • Phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) có kích thước và khối lượng lớn; có cấu tạo đa phân, tức do nhiều dơn phân hợp lại.
  • Mỗi đơn phân là một nuclêôtit có chiều dài 3,4A0 và có khối lượng trung bình là 300đvC. Có 4 loại nuclêôtit là A (ađênin), T (timin), G (guanin) và X ( xitôzin).
  • Các nuclêôtit liên kết nhau tạo thành 2 mạch pôlinuclêôtit. Các nuclêôtit trên hai mạch của ADN liên kết theo từng cặp, gọi là nguyên tắc bổ sung:
    • A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô
    • G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô.
  • Bốn loại nuclêôtit sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:

DẠNG 1. Tính chiều dài, số lượng nuclêôtit và khối lượng của phân tử ADN.

1. Hướng dẫn và công thức:

Hai mạch pôlinuclêôtit của ADN xếp song song nhau nên chiều dài của ADN bằng chiều dài của một mạch.

Ký hiệu:

  • N: số nuclêôtit của ADN
  • N/2: số nuclêôtit của 1 mạch
  • L: chiều dài của ADN
  • M: khối lượng của ADN.

Mỗi nuclêôtit dài 3,4A0 và có khối lượng trung bình là 300đvC, nên:

N = N/2 . 3,4A0 N = 2L/3,4A0 M = N.300đvC

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 9

    Xem thêm