Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải bài toán điện một chiều lớp 9
Môn Vật lý là một môn học quan trọng trong trường phổ thông. Nhằm giúp thầy cô và các bạn học sinh giảng dạy và học tập tốt bộ môn này, VnDoc.com xin giới thiệu tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải bài toán điện một chiều lớp 9".
Sáng kiến kinh nghiệm môn Vật lý
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN ĐIỆN MỘT CHIỀU LỚP 9.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn vật lý là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Hơn nữa môn học này càng ngày lại càng càng yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc CNH- HĐH đất nước, nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", góp phần xây dựng Tổ Quốc ngày một giàu đẹp hơn.
Hơn nữa đội ngũ học sinh là một lực lượng dự bị nòng cốt và thật hùng hậu về khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lý đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng vật lý cũng được vận dụng vào cuộc sống thực tiễn của đời sống con người.
Ta đã biết ở giai đoạn 1 (lớp 6 và lớp 7) vì khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều nên SGK chỉ đề cập đến những khái niệm, những hiện tượng vật lý quen thuộc thường gặp hàng ngày. Ở giai đoạn 2 (lớp 8 và lớp 9) khả năng tư duy của các em đã phát triển, đã có một số hiểu biết ban đầu về khái niệm cũng như hiện tượng vật lý hằng ngày. Do đó việc học tập môn vật lý ở lớp 9 đòi hỏi cao hơn nhất là một số bài toán về điện một chiều lớp 9 mà các em HS được học năm đầu tiên thay sách GK.
Qua nhiều năm giảng dạy vật lý 9 và thực tế qua một năm dạy chương trình thay sách lớp 9 bản thân nhận thấy: Các bài toán điện một chiều lớp 9 chiếm phần lớn trong chương trình Vật lý 9, và đây là loại toán các em cho là khó và rất lúng túng khi giải loại toán này.
Từ những lý do trên và qua thực tế giảng dạy trong năm đầu thay sách nhằm giúp HS lớp 9 có một định hướng về phương pháp giải bài toán điện một chiều lớp 9, nên chúng tôi đã chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, kiểm nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy được thực trạng và một số nguyên nhân sau:
II- SỐ LIỆU VÀ THỰC TRẠNG:
1. Kết quả khảo sát giữa tháng 9: (khảo sát toán điện một chiều lớp 9)
Lớp | Sĩ số | Điểm trên 5 | Điểm 9 - 10 | Điểm 1 - 2 | |||
SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | ||
91 | 35 | 21 | 60% | 2 | 5,7% | 3 | 8,6% |
92 | 33 | 20 | 61% | 1 | 3% | 4 | 12,1% |
93 | 36 | 24 | 67% | 3 | 8,3% | 1 | 2,8% |
94 | 40 | 24 | 60% | 2 | 5% | 2 | 5% |
95 | 36 | 19 | 53% | 2 | 5,5% | 3 | 8,3% |
96 | 40 | 27 | 68% | 10 | 25% | 0 | 0% |
97 | 39 | 26 | 67% | 9 | 23,1% | 0 | 0% |
Kh ối 9 | 259 | 161 | 62% | 29 | 11,2% | 13 | 5,02% |
2. Nguyên nhân chính:
a) Hiểu biết về điện của học sinh còn hạn chế nên tiếp thu bài chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, công thức cho nên khó mà hoàn thiện được một bài toán điện một chiều lớp 9.
b) Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, biến đổi công thức, hay phương pháp giải một bài toán vật lý.
c) Kiến thức toán còn hạn chế nên không thể tính toán được mặc dù đã thuộc lòng các công thức.
d) Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy chất lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu các công thức, định luật còn hời hợt.
e) Do còn mới mẻ và năm đầu thay sách nên GV áp dụng phương pháp dạy học mới chưa thật hợp lý.