Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Giáo dục trong nhà trường không chỉ dạy các em kiến thức, mà còn phải dạy học sinh những giá trị nhân sinh quan, giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai. Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là tài liệu tham khảo hay giúp các thầy cô có thêm biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm - Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt ...

Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học". Vì vậy rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận:

Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.

Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.

II. Cơ sở thực tiễn:

Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực", với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh đó cũng chính là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Đối với giáo viên tiểu học thường tập trung lo lắng cho những em có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những lớp đầu tiên (lớp 1) trẻ đến trường. Đơn giản là vì những học sinh này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho HS không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp HS có được những kĩ năng sống cơ bản ở trường Tiểu học.

Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong trào "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực", tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

1. Thuận lợi:

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực" với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Trong thực tế năm học 2012 - 2013, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí không có thời gian cho trẻ vui chơi. Tôi đã có biện pháp đề ra kế hoạch, tổ chức cho các em chơi những trò chơi dân gian. Vì thế, năm học 2012-2013, khi có chỉ đạo thực hiện nội dung tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh, tôi đã có sự chuẩn bị về mặt nhận thức của giáo viên, có sẵn dụng cụ, các bộ cờ dân gian cho trẻ chơi.

2. Khó khăn

Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?

Đối với giáo viên

Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học. Tuy chưa nắm hết về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớp, những kĩ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh bậc tiểu học tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có tính khả thi nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5

    Xem thêm