Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Tiểu học là tài liệu sáng kiến kinh nghiệm hay giúp phát huy tính tích cực ở Tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tài liệu này có tất cả 03 mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về.

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh - Mẫu số 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bác Hồ đã từng khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người.

Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn …. tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.

Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.

Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC .........” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Thông qua việc nghiên cứu đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC .........” với mục đích:

- Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, trong mỗi tiết học. Học sinh hứng thú, tích cực học tập.

- Giúp giáo viên có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó yêu nghề và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.

- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng: Học sinh lớp 2A5

- Thời điểm: Năm học 20... – 20...

- Tình hình lớp: Tổng số học sinh là 49 em, trong đó có 28 học sinh nữ, 1 học sinh dân tộc, 1 học sinh tự kỉ.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện, tôi đã sử các nhóm phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc…có liên quan đến đề tài.

- Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy suốt gần một năm học qua.

- Phương pháp điều tra xã hội học.

- Phương pháp sử dụng toán thống kê

- Phương pháp so sánh.

I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận:

1.1 Khái niệm về hạnh phúc:

- “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.

- Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:

+ Luôn cố gắng đạt được kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng.

+ Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và cách ứng xử của mình.

+ Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần.

+ Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình.

1.2 Lớp học hạnh phúc

Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và cả những rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả mãn. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.

Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp….

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trò hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để học sinh được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và học sinh thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.

...Tài liệu này dài 16 trang...

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh - Mẫu số 2

THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến:

Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc.

2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Chủ nhiệm (14)/Tiểu học.

3. Thời gian áp dụng sáng kiến:

Từ ngày … tháng…năm 20.. đến ngày … tháng… năm 20..

4. Tác giả:

Họ và tên: ………………………………………..

Năm sinh: ………………………………………..

Nơi thường trú: ………………………………………..

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ công tác: Giáo viên văn hóa

Nơi làm việc: Trường Tiểu học …….

Điện thoại: ………………………………………..

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

5. Đồng tác giả: Không

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Tiểu học ……

Địa chỉ: ………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………..

MỤC LỤC

STT

NỘI DUNG

TRANG

I

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.

1

II

MÔ TẢ GIẢI PHÁP:

2

1

Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

2

2

Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

3

2.1

Giải pháp 1. Điều tra cơ bản

3

2.2

Giải pháp 2. Xây dựng nề nếp học tập và lớp tự quản

4

2.3

Giải pháp 3. Xây dựng lớp học hạnh phúc, môi trường học tập an toàn.

10

2.4

Giải pháp 4. Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động học tập một cách hiệu quả.

13

2.5

Giải pháp 5. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh.

16

2.6

Giải pháp 6. Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các quy định của lớp, của trường.

17

2.7

Giải pháp 7. Kết hợp tốt giữa nhà trường - gia đình và xã hội

17

3

Những điểm mới của sáng kiến

20

4

Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp

20

III

HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:

21

1

Hiệu quả về mặt kinh tế

21

2

Hiệu quả về mặt xã hội

21

3

Khả năng áp dụng và nhân rộng

25

IV

Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

25

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh ở lứa tuổi Tiểu học sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp phải nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng mỗi lớp học là một ngôi nhà hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại hứng thú học tập - vui chơi cho học sinh, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh.

Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Trong quá trình giáo dục, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì thế công tác chủ nhiệm giữ một vai trò hết sức quan trọng ở bậc Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 5; giúp các em trong việc rèn luyện ý thức đạo đức, xây dựng nhân cách cho các em, để các em có hứng thú, tập trung vào học và tiếp thu bài có hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, muốn tạo cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nề nếp một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này - những con người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp ứng với sự phát triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỷ 21. Để làm được điều này, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng cho lớp học của mình là lớp học hạnh phúc.

Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một lớp học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm trong đã tạo ra một không gian mở cho học sinh, khuyến khích học sinh phát triển tư duy. Học sinh được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình. Từđó học sinh sẽ cảm thấy hạnh phúc, học sinh hạnh phúc thì giáo viên cũng hạnh phúc, lớp học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.

Mỗi giáo viên đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp giáo dục học sinh, nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm của bản thân, giúp cho học sinh được học tập ở môi trường giáo dục tốt nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc” để nghiên cứu và thực nghiệm tại trường Tiểu học .......

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Năm học …., tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy có một số ưu điểm và tồn tại sau:

1.1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm phối hợp tốt của các đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc giáo dục con cái. Hầu hết giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp đều rất tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cho học sinh nề nếp, ý thức học tập. Bản thân mỗi giáo viên đã ý thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng lớp học hạnh phúc.

Nhiều lớp, học sinh ngoan ngoãn, biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi, tích cực tham gia các hoạt động.

1.2. Khó khăn:

Thực tế vẫn còn giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng nề nếp cho học sinh. Có giáo viên còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục chưa linh hoạt nên nề nếp của lớp chưa tốt, các em còn mải chơi, chưa tự giác trong các hoạt động. Hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của một số giáo viên chưa cao.

Trong lớp vẫn có học sinh chưa ngoan, chưa biết nghe lời, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả lớp. Học sinh lớp 5 còn nhỏ nên nhiều em hay bắt chước một cách chưa có ý thức. Hành vi đạo đức của các em được thu nhận và hình thành từ nhiều phía như gia đình, nhà trường, xã hội. Các em lại chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình. Chính vì vậy, ở lớp vẫn còn một số em có những biểu hiện như: Còn nói chuyện trong giờ học; Có thái độ chưa đúng mực với người lớn, thầy cô và bạn bè; chưa tự giác, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động.

1.3. Nguyên nhân của những khó khăn

Qua khảo sát cho thấy nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế kể trên là do:

Một số ít giáo viên vẫn chưa chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, còn để học sinh tự do theo ý các em.

Do các em được bố mẹ cưng chiều, luôn đáp ứng mọi yêu cầu đề nghị của các em. Xã hội ngày càng phát triển các em ảnh hưởng từ phim ảnh, đồ chơi trò chơi, dẫn đến những hành vi bạo lực.

Một số học sinh do sống trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, ba mẹ không hòa thuận, môi trường xung quanh các em ở phức tạp, nhiều thành phần không tốt.

Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục con cái, có phụ huynh chỉ biết giao khoán cho nhà trường.

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

2.1. Giải pháp 1. Điều tra cơ bản

Năm học 2022 - 2023 tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5. Ngay sau khi nhận lớp, tôi đã cố gắng làm quen với 35 học sinh. Tổ chức cho các học sinh giới thiệu tên của mình, giới thiệu về bản thân và kể về gia đình của mình trong những buổi học đầu tiên và qua phiếu “Thông tin học sinh”. Ngoài ra, tôi tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng học sinh trong lớp thông qua:

Hồ sơ học sinh như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, học bạ, phiếu thăm dò năng lực tự phục vụ, tự quản để nắm được thông tin học sinh một cách chính xác và tiện cho việc theo dõi, liên hệ với cha mẹ học sinh. (Phụ lục 1)

Giáo viên dạy lớp trước: Để nắm được đặc điểm của đối tượng học sinh và ban đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm riêng biệt của từng em.

Học sinh trong lớp: nhằm phát hiện những ưu điểm, hạn chế của các em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng để các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt.

Cha mẹ học sinh: Nhằm nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng đặc biệt hay những hạn chế của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực.

Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.

Sau đó, tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:

+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.

+ Học sinh khuyết tật.

+ Học sinh các biệt về đạo đức.

+ Học sinh yếu.

+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.

(phụ lục 2)

Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…

Qua điều tra, tôi nắm bắt được: Các em học cùng lớp nhưng lại sống ở các địa bàn dân cư khác nhau. Trong số 35 em thì 23 em có bố mẹ là công nhân, bố mẹ bận đi làm nên các em ít được quan tâm. Thời gian đầu năm học, lớp có em Trọng Nguyên, Phước, Tiến,... rất hiếu động, lười học hay nghỉ học và đi học muộn, thiếu và quên đồ dùng học tập ở nhà; Em Trần Trọng Nguyên tiếp thu bài chậm vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, bài cô giao không hoàn thành, đồ dùng học tập thiếu thốn,... bố, mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà ngoại. Lớp có 35 học sinh thì có 2 học sinh thuộc diện gia đình khó khăn.

Chính vì những lí do đó dẫn đến chất lượng giảng dạy của cô bị ảnh hưởng và kết quả học tập của một số em chưa cao, nền nếp chưa tốt.

...Tài liệu này dài 21 trang...

Mời các bạn tải về để lấy trọn bộ Sáng kiến kinh nghiệm.

Xem thêm các bài Tìm bài trong mục này khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng