Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy cấp Tiểu Học

Một số biện pháp ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Tin học

VnDoc xin gửi tới các bạn Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Tin học. Để thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm, mời các bạn tham khảo.

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay tạo cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, và đặt ra vị trí mới của giáo dục. Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường luôn biến đổi không ngừng. Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là vấn đề then chốt của việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân; do đó việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học càng cần thiết và quan trọng. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Áp dụng Sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học lớp 4 và 5” nhằm giúp việc dạy và học Tin học ở trường Tiểu học đạt hiểu quả cao hơn nữa.

II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục đích nghiên cứu:

Việc sử dụng Sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.

Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Tin học ở Tiểu học sẽ mang lại hiệu quả cao và khích lệ việc học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Chúng ta có thể vận dụng nó trong các môn học cũng như lập kế hoạch quản lý nhà trường, quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm…. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp liên tưởng.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp động não.

III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài: “Áp dụng Sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học lớp 4 và 5” bước đầu chỉ nghiên cứu giới hạn trong môn Tin học ở lớp 4 và 5. Tuy nhiên, Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong giảng dạy các môn học khác.

IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Thông thường chỉ có 20% lượng thông tin trong một bài giảng của giáo viên là thông tin cần thiết, đảm bảo cho học sinh nắm kiến thức. Nhưng chúng ta luôn cố gắng nhét 100% lượng thông tin có được từ một bài giảng vào đầu các em. Và với phương pháp giảng dạy như hiện nay: Học sinh – phải hiểu – phải ghi nhớ hàng chuỗi ngày tháng năm, lý thuyết và các sự kiện, tên gọi, các ý tưởng các môn học. Điều này càng khiến cho người học cảm thấy quá tải, chán học.

Sơ đồ tư duy giúp chúng ta “học ít hiểu nhiều”, lấy người học làm trung tâm thay vì “khủng bố” người học bằng sách vở, lý thuyết.

Sử dụng Sơ đồ tư duy hỗ trợ hoạt động dạy và học trong bậc Tiểu học đảm bảo tính khoa học, sư phạm và khả thi trong điều kiện hiện nay. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong hoạt động dạy học sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức kỹ năng và bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh.

V. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lí luận

Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ Tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Giai đoạn đầu bậc Tiểu học, tư duy của các em chủ yếu diễn ra trong trường hành động: Tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của các giác quan). Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ đã chuyển được các hành động phân tích, khái quát, so sánh... Từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực, chưa thoát ly khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác về chúng.

Việc dạy cho học sinh Tiểu học các phương pháp và cách thức thích hợp để ghi nhớ có vai trò quan trọng, nó thúc đẩy sự phát triển trí nhớ có chủ định của các em. Học sinh Tiểu học gần như không hiểu là có thể và cần phải học ghi nhớ những điều chúng nghe và đọc được. Hoạt động ghi nhớ như thế còn chưa được học sinh biết đến. Vấn đề cơ bản và nổi bật nhất trong bộ mặt tâm lí của học sinh Tiểu học là đời sống tình cảm của các em. Học sinh Tiểu học dễ xúc cảm trước thế giới. Trẻ thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác các sự vật, hiện tượng cụ thể hấp dẫn. Những lời giảng khô khan, những hình ảnh thiếu sinh động khó gây cảm xúc ở trẻ. Trẻ nhỏ thường thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình. Do đó, việc dạy học được xây dựng trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, muôn màu sẽ nhanh chóng giáo dục cho học sinh Tiểu học lòng yêu lao động trí óc cũng như niềm yêu thích với sự tìm tòi phát hiện cái mới. Nói tóm lại, bậc Tiểu học là đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của trẻ. Căn cứ vào đặc điểm nhân cánh, khả năng chú ý, ghi nhớ chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.

Dựa trên đặc điểm tâm lí trẻ Tiểu học, tôi thấy vận dụng các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy môn Tin ở tiểu học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng dạy và học. Trên cơ sở đó, Sơ đồ tư duy giúp học sinh phát hiện vấn đề một cách dễ dàng và ghi nhớ một cách có hệ thống. Mỗi nhánh nhỏ sẽ tác động đến “nấc thang” nhận thức gần nhất của các em. Sơ đồ tư duy là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn tổ chức lại não bộ, sắp xếp các thông tin theo chiều hướng dễ tiếp thu nhất.

Còn nữa, mời các bạn tải về để xem trọn bộ

Ngoài Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy cấp Tiểu Học trên. Các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học có thật nhiều chủ đề, để có nhiều sáng kiến kinh nghiệm phù hợp nghiên cứu kĩ nội dung dạy học và từ đó có thể lựa chọn các phương pháp sử dụng thích hợp nhất.

Đánh giá bài viết
1 3.676
Sắp xếp theo

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm