Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo được chia sẻ bởi giáo viên tại trường mầm non xã Yên Mỹ, với những thành công trong phương pháp thì không chỉ có các cô tại trường mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng trong việc giáo dục, hướng dẫn và rèn luyện tính tự lập ở trẻ.

Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy trẻ kỹ năng sống

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này.
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường "Sốt ruột" và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.

Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và có tư tưởng "Thà làm quách cho xong".

Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ".

* Mục đích của đề tài:

Thực trạng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé.

* Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    • Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
    • Phương pháp sử dụng phiếu điều tra.
    • Phương pháp dùng lời nói.
    • Phương pháp sử dụng toán thống kê.
Đánh giá bài viết
13 29.748
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm mầm non

    Xem thêm