Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức ở lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức ở lớp 3 là mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 mới nhất, tài liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo hiệu quả dành cho các em học sinh và thầy cô giáo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC

1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

2

CÁC TỪ VIẾT TẮT

3

I. MỞ ĐẦU

4

1. Lí do chọn sáng kiến

4

2. Mục tiêu của sáng kiến

5

3. Phạm vi của sáng kiến

5

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

5

1. Cơ sở lý luận

5

2. Cơ sở thực tiễn

8

III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

8

1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến

8

2. Đánh giá kết quả thu được

15

2.1. Tính mới, tính sáng tạo

15

2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến

16

IV. KẾT LUẬN

20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

PHỤ LỤC

23

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Môn Đạo đức ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh ở các nội dung kỹ năng cơ bản để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn đạo đức góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về mốt số phong tục, tập quán của nền văn hóa xã hội và con người Việt Nam. Do vậy, chương trình và nội dung dạy học môn đạo đức ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống và có khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống cao. Tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức ở lớp 3A trường PTDTBTTH2 xã Thiện Tân” và đã áp dụng đối với học sinh lớp 3A. Sáng kiến tập trung đưa ra những giải pháp trong giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh lớp 3A như: phát huy phương pháp thảo luận nhóm, phát huy kỹ năng giao tiếp, phát huy kỹ năng điều chỉnh nhận thức hành vi, phát huy cho học sinh theo hướng trải nghiêm môn học, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống. Kết quả cũng đã được so sánh trước và sau khi thực hiện, cho thấy sáng kiến đã bước đầu mang lại một số hiệu quả và có khả năng nhân rộng ở các tổ chuyên môn cấp trường....

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn sáng kiến:

Giáo dục rèn kỹ năng sống được tích hợp trong môn học đạo đức và hoạt động ngoại khóa ở trường Tiểu học được nhiều người ủng hộ và kỳ vọng. Nhưng trên thực tế thí điểm một năm qua cho thấy, đây không phải là một việc làm dễ dàng đạt được kết quả như chúng ta mong muốn mà nó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện, giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực chủ động trong cuộc sống hàng ngày. Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp các em có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.

Nhiều học sinh năng khiếu, học sinh khá, nhưng ngoài điểm số cao, thành tích tốt thì khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất chậm, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa được dạy cách ứng xử thích hợp với những khó khăn, cách ứng xử thích hợp với bạn bè, với ông bà, với người thân, với cộng đồng, quê hương và với môi trường tự nhiên, với những thách thức trong cuộc sống hiện nay như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình kết quả học tập yếu kém…Các em chưa được dạy để hiểu về giá trị cuộc sống.

Trong năm học vừa qua, bản thân tôi cũng chú trong rèn kỹ năng sống cho học sinh, nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Kỹ năng sống sẽ hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong môi trường hoạt động cụ thể, chứ không từ các bài giảng trên lớp, chỉ từ các bài giảng các em không thể tự hình thành kỹ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó.

Hơn nữa, việc giáo dục kỹ năng sống không phải là sự áp đặt. Giáo viên giảng dạy phải có kiến thức tâm lí, kỹ năng sống, chứ không nên kiêm nghiệm hay dạy theo ngẫu nhiên và quan trọng hơn hết là cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Khó khăn lớn nhất khi rèn kỹ năng sống cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn là các em chưa tiếp cận được với những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị…

Tôi đã thử nghiệm chọn một số kỹ năng cần thiết nhất để giáo dục cho học sinh. Tôi đã kiểm chứng qua việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn học đạo đức lớp 3A và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi nhận thấy kỹ năng của học sinh tốt lên một cách rõ rệt.

Từ những lí do trên tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu SKCTKT mang tên là “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức lớp 3A trường PTDTBTTH2 xã Thiện Tân”.

2. Mục tiêu của sáng kiến:

- Giúp học sinh trau dồi kỹ năng sống và tự tin học tốt hơn không chỉ ở môn Đạo đức mà còn ở cả những môn học khác.

- Phát huy tính sáng tạo, năng động, chủ động tham gia vào quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức hỗ trợ của giáo viên.

- Giúp học sinh lớp 3A phát triển các kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt lưu loát, trong đời sống vì một số em hằng ngày các em vẫn giao tiếp với bạn bè bằng tiếng mẹ đẻ là tiếng Tày, tiếng Nùng...

3. Phạm vi của sáng kiến

- Đối tượng: cho học sinh lớp 3A.

- Địa điểm: Trường PTDTBTTH2 xã Thiện Tân.

- Thời gian: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận

Kỹ năng sống là cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kỹ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm nhiều. Với chuẩn và những quy định mang tính quy ước xã hội, được mọi người trong một cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Những quy định đó thường là những thói quen trong vận dụng thực tiễn.

Để thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao cả, mỗi trường học ngay từ bậc học đầu tiên phải xây dựng môi trường sư phạm tích cực, thân thiện. Thân thiện giữa cô với cô, trò với trò, giữa cô với trò và giữa nhà trường với cộng đồng theo nguyên lý “giáo dục tay ba” nhà trường – gia đình – xã hội. Mục tiêu của mô hình xây dựng “Thầy cô tận tình trách nhiệm – học sinh tích cực chăm ngoan” là chú trọng giáo dục cho học sinh kỹ năng sống cho các em, tâm hồn trong sáng, hiểu biết và trân trọng những giá trị lịch sử văn hoá cách mạng của chính quê hương mình. Đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học, kỹ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống. Theo tôi, kỹ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.

- Người ta cho rằng “ Đạo đức là cái gốc của con người”. Vì vậy môn Đạo đức trong nhà trường Tiểu học là môn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. môn học này quan trọng bởi lẽ:

- Có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học một cách có hệ thống theo chương trình khá chặt chẽ giúp học sinh hình thành được: ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, tri thức và niềm tin đạo đức ở mức độ đơn giản.

- Nó định hướng cho các em học sinh rèn luyện một cách tự giác những hành vi và thói quen đạo đức cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với cộng đồng…

- Ngoài việc giúp cho học sinh Tiểu học hiểu được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi hình thành cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết.

- Kỹ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kỹ năng sống như: nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng xã hội và nhóm kỹ năng quản lí bản thân...Dù là kỹ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có một tầm rất quan trọng.

Vì vậy cần có biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh ở môn Đạo đức nói riêng và các môn học khác nói chung.

- Phân môn Đạo đức là phân môn công cụ. Học sinh rèn luyện kỹ năng sống không phải chỉ để học tốt phân môn Đạo đức mà dùng nó để phục vụ cho việc học các môn học khác. Dạy học mang tính thế hệ này đến thế hệ khác, liên tục. Vì vậy giáo dục tính chuyên cần, chịu khó cho học sinh là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện chuyên đề này.

---------------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3

    Xem thêm