Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ tư duy là tài liệu hay nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5 giúp thầy cô tham khảo cách sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học môn Tiếng Việt, giúp tiết học của các em hay hơn, giúp các em nhanh hiểu bài hơn.
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Vấn đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở bậc Tiểu học luôn được các nhà giáo dục quan tâm. Xét một cách tổng thể thì mọi phương pháp, mọi hình thức tổ chức dạy - học đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập .
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số,…. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái mà chưa sử dụng não phải, nơi giúp ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian,…và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
Trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung, việc “Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5” là vấn đề mà tôi thấy chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu và có những phương pháp sử dụng cụ thể. Chính vì thế mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp, chưa mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng. Bởi vậy, năm học 20...-20..., qua thực tế giảng dạy tại lớp 5B, tôi nhận thấy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục. Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ học Tiếng Việt mang lại hiệu quả giáo dục đáng kể như: giúp học sinh tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh, góp phần thiết thực vào việc hình thành khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học cũng như rèn luyện kĩ năng cơ bản của từng tiết học. Hơn nữa, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hệ thống được mạch kiến thức đã học. Nếu giáo viên lựa chọn được sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học, tổ chức đúng cách và đúng hướng sẽ giúp cho các em hiểu bài nhanh, nhớ lâu, nhớ kĩ đồng thời phát triển trí thông minh, óc sáng tạo cho các em.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Lam Sơn 3” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học 20...-20....
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu sơ đồ tư duy để vận dụng trong phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.
- Nghiên cứu sơ đồ tư duy để phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.
- Học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Lam Sơn 3 học tập môn Tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực hành, vận dụng.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, đối chứng số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Với mục tiêu trên thì trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Ngay từ bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt đặc biệt chiếm ưu thế trong việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học sẽ tạo cho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt, có phương tiện giao tiếp để phát triển toàn diện.
Hiện nay, với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, việc lựa chọn các biện pháp dạy giải nghĩa từ cho học sinh Tiểu học nhằm giúp học sinh nắm được nội dung bài học một cách chủ động và sâu sắc hơn, hứng thú hơn là việc làm cùng cần thiết đối với người giáo viên. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thì học sinh dễ dàng nắm được kiến thức bài học một cách vững chắc.
Do đó, việc sử dụng Sơ đồ tư duy rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học là một trong những biện pháp góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng khi dạy và học Tiếng Việt của học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Lam Sơn 3
* Đối với giáo viên:
Việc dạy môn Tiếng Việt cho sinh Tiểu học hầu hết giáo viên đều sử dụng những phương pháp d¹y truyền thống như: dùng trực quan, dùng ngữ cảnh, giảng giải, vấn đáp …. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của việc giảng dạy TiÕng Việt cho học sinh vẫn chưa cao. Khi dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, giáo viên vẫn là người hoạt động chủ yếu, học sinh vẫn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động. Vì thế, việc học Tiếng Việt chưa phải là m«n häc høng thú đối với học sinh, giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Một số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy m«n TiÕng ViÖt nhưng do kiến thức về từ vựng chưa sâu và sử dụng các biện pháp dạy chưa phù hợp nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Việc dạy ở tiểu học đánh giá HS theo thông tư 22 năm nay là năm thứ hai, giáo viên cũng đã chủ động nắm bắt được nội dung và phương pháp dạy học mới. Trong các hoạt động học tập của học sinh tiết dạy học trên lớp giáo viên cũng đã chú ý lấy học sinh làm trung tâm, tích cực. Tuy nhiên khi thiết kế bài dạy cũng như khi giảng dạy trên lớp nhiều khi giáo viên chưa chủ động thiết kế và dạy theo đối tượng học sinh của mình mà phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn. Hoặc nếu có chú ý thì giáo viên cũng mới chỉ tập trung vào việc hình thành kiến thức mới cho học sinh mà vô tình chưa quan tâm đến việc thường xuyên nhận xét, đánh giá khích lệ HS để dễ dàng khai thác và phát triển các bài tập nhằm bồi dưỡng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho các em.
Nhiều khi giáo viên chưa thực sự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác và vận dụng để có sự cải tiến, sáng tạo trong cách dạy, hướng dẫn bài tập một cách thụ động nên các em học sinh có khả năng học tốt môn Tiếng Việt sẽ không thể hiện được năng lực tư duy sáng tạo của mình.
Trong quá trình tìm hiểu, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Lam Sơn 3, tôi nhận thấy những điều nói trên là sát thực.
* Đối với học sinh:
Đối với trường Tiểu học Lam Sơn 3 nói chung và lớp 5B của tôi nói riêng số học sinh tự giác, tích cực học tập chưa nhiều. Mặc dù chương trình mới chú trọng tới việc “ cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh” để bản thân mỗi học sinh sẽ nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề. Song do lứa tuổi các em còn bé nên sự tư duy, sáng tạo còn hạn chế.
Nhiều học sinh lớp tôi chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được ý nổi bật trong tài liệu đó hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả. Đây là một kĩ năng không kém phần quan trọng bởi học sinh lớp 5 chuẩn bị bước sang một bậc học cao hơn - Bậc THCS.
2.2. Kết quả của thực trạng.
Năm học 20...-20..., qua việc khảo sát 40 học sinh lớp 5B về kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy về Từ loại phân môn Luyện từ và câu - môn Tiếng Việt, tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ đạt được |
SL |
TL |
40 |
100% |
|
Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy đầy đủ, khoa học |
2 |
5% |
Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy đơn giản nhưng chưa đầy đủ, chưa khoa học. |
20 |
50% |
HS chưa vẽ được sơ đồ tư duy |
18 |
45% |
Số liệu điều tra được ở bảng trên cho thấy học sinh có năng lực vượt trội, có khả năng học tốt môn Tiếng Việt, vẽ được sơ đồ tư duy đầy đủ, khoa học ở lớp 5B còn ít. Hầu hết học sinh mới chỉ vẽ được sơ đồ tư duy đơn giản, chưa có hệ thống, chưa tương đồng về mạch kiến thức; vẽ được sơ đồ tư duy nhưng chưa đầy đủ, chưa khoa học vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. Bên cạnh đó là số học sinh chưa vẽ được sơ đồ tư duy còn khá nhiều. Học sinh mới liệt kê được một số kiến thức nhưng lộn xộn, không đầy đủ, không lô gic…Từ việc xâu chuỗi kiến thức của học sinh còn hạn chế kéo theo chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm học cũng chưa được khả quan.
Cùng với đó, qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi thấy kĩ năng ghi chép chắt lọc của học sinh còn hạn chế, cứ đến tiết thứ 4 của buổi học, không khí của lớp học trầm hẳn xuống, dáng vẻ mệt mỏi, uể oải, mất tập trung bộc lộ rõ trên khuôn mặt của mỗi học sinh. Hiệu quả tiết dạy chưa cao, chưa đạt được mong muốn của giáo viên.
3. Các giải pháp thực hiện:
Trước thực trạng trên, để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 5B, trong năm học, tôi đã thực hiện những giải pháp cơ bản sau:
- Hướng dẫn cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh đọc và ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
- Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học kiến thức mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
- Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học các dạng bài ôn tập nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thực theo mạch trọng tâm.
- Vận dụng sơ đồ tư duy trong việc phát hiện và bồi dưỡng cho những học sinh có năng lực vượt trội môn Tiếng Việt.
Trên cơ sở những giải pháp cơ bản trên, tôi đã đÒ ra các biện pháp để thực hiện việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy môn Tiếng Việt lớp 5B, nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cụ thể như sau:
3.1.Biện pháp 1. Hướng dẫn cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý trưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học theo cách hiểu của mình. Tuy nhiên chỉ khi nào các em tự mình vẽ được sơ đồ tư duy và sử dụng nó, mới thấy rõ được hiệu quả mà khó có thể diễn tả được bằng lời của sơ đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ thích học hơn và đặc biệt là cảm nhận được niềm vui của việc học.
- Để các tiết học Tiếng Việt của học sinh đạt hiệu quả, trước tiên tôi đã tự thiết kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên máy tính hoặc trên bảng phụ,.. sau đó tôi giới thiệu cho học sinh làm quen và biết cách vẽ nó.
- Tổ chức cho học sinh tập “Đọc hiểu” sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì một học sinh nào cũng có thể trình bày được nội dung bài học, hay một chủ đề.
- Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ. Trước tiên tôi chọn tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Các cặp quan hệ từ, tiếng, từ loại, cấu tạo bài văn tả cảnh, … để cho học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con” theo cách hiểu của học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh tập vẽ theo các bước sau:
Bước 1. Chọn từ trung tâm ( hay còn gọi là từ khoá ) là tên của một bài, chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.
Bước 2. Vẽ các nhánh cấp 1:
Các nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của chủ đề đó.
Bước 3. Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3, … và hoàn thiện sơ đồ.
Trên đây là một phần tài liệu
Mời các bạn tải về để nhận đầy đủ bài Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5.
- Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục thể chất lớp 5
- Báo cáo đổi mới sáng tạo trong phong trào "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực"
- Sáng kiến kinh nghiệm - Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy kiến thức hình tam giác, hình thang cho học sinh yếu lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số Kết nối tri thức
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến
- Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng tập luyện đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp dạy học theo nhóm môn Thể dục lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy bài Thể dục phát triển chung của lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn học sinh yếu Toán lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu vẻ đẹp của biện pháp tu từ trong các bài Tập đọc lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều môn Toán lớp 5 đạt hiệu quả cao
- Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy học Lịch sử lớp 5 theo mô hình VNEN
- Sáng kiến kinh nghiệm - Quy đồng mẫu số các phân số
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán Chuyển động của hai kim đồng hồ
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
- Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn - Lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh thực hành từ loại Tiếng Việt
- Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy Địa lý 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Áp dụng dạy học tích cực để dạy giải các bài toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5