Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt là điều cô cùng quan trọng. Nhằm giúp các bậc phụ huynh và giáo viện có thêm kinh nghiệm dạy trẻ, VnDoc.com xin giới thiệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ".
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn tạo hình lớp mẫu giáo
Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Đề tài: Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, tránh được những dị tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt.Câu tục ngữ “ Tiên học lễ, hậu học văn” đã thấm sâu vào trí óc tôi, ngay từ thời còn là học sinh tiểu học cho đến bây giờ, là giáo viên mầm non tôi cũng hiểu hơn về ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ đó. Các cháu mầm non với đôi mắt trong veo đầy thơ mộng, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ thì tròn, còn không khéo thì méo mó. Suy nghĩ nhiều về vấn đề đó, tôi nghĩ mình cần phải đầu tư nhiều vào việc giáo dục lễ giáo cho các cháu tô điểm vào tâm hồn các cháu những cái hay cái đẹp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm ngát, là người có hành vi văn minh lịch sự.
Vì vậy ngay từ đầu năm học này tôi quyết định chọn đề tài “RÈN LUYỆN NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH VÀ HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ”
* Cơ sở lý luận:
- Thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, trẻ phải biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân từng ngày, từng giờ theo hướng tốt, nói lời hay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai cư xử với mọi người niềm nở lịch sự.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ trình bày thực tế để tìm biện pháp thực hiện.
* Thực trạng:
+ Thuận lợi:
- Các cháu được học: VD: trường bán trú, các cháu đi học cả ngày.
- Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường và phòng Giáo dục, phụ huynh học sinh giúp đỡ về cơ sở vật chất.
- Các cháu đều ở cùng lứa tuổi. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho vệ sinh.
+ Khó khăn:
- Một số cháu chưa hề được đến trường, lớp và một số cháu còn quá nhỏ.
- Đa số phụ huynh đều làm nghề nông, và một số phụ huynh lo kinh tế gia đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình.