Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến
Sáng kiến ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến
Trong những năm gần đây, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với phần lớn người dân. Học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 4 lớp 5 hầu hết thành thạo các thao tác sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid 19 bùng phát trên toàn thế giới và các em học sinh phải nghỉ đến trường để phòng chống dịch bệnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng trở nên cần thiết. VnDoc.com mời quý thầy cô cùng tham khảo Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến để có phương pháp dạy học thích hợp với điều kiện của địa phương mình.
VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Tài liệu học tập lớp 5 để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5.
- Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh trong công tác chủ nhiệm
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng tập luyện đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 5
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Yên Mô
Hội đồng thẩm định sáng kiến trường Tiểu học Yên Phú
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến |
1 | Mai Thị Thanh thư | 1972 | Trường THYP | GV | CĐSP | 30% |
2 | Nguyễn Thị Xuân Hương | 1971 | Trường THYP | Tổ trưởng | ĐHSP | 30% |
3 | Vũ Thị Bích Ngọc | 1968 | Trường THYP | Khối trưởng | ĐHSP | 20% |
4 | Phạm Thị Phượng | 1968 | Trường THYP | GV | ĐHSP | 20% |
Là các đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Các giáo viên Tổ 4+5 Trường Tiểu học Yên Phú.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực Giáo dục.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Trong những năm gần đây, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với phần lớn người dân. Học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 4 lớp 5 hầu hết thành thạo các thao tác sử dụng mạng xã hội. Để tránh việc học sinh dùng thời gian nhàn rỗi vào mạng xem những nội dung không lành mạnh hoặc chơi game hoặc xem ti vi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, các giáo viên Tổ 4+5, trường Tiểu học Yên Phú ngay từ đầu năm học đã thành lập các nhóm lớp trên zalo, messenger, … cho học sinh để cùng các em trao đổi bài hoặc kỹ năng sống, …
Thế rồi năm học 2019-2020, dịch bệnh Covid 19 bùng phát trên toàn thế giới và các em học sinh phải nghỉ đến trường để phòng chống dịch bệnh. Trong thời gian HS phải nghỉ học dài ngày, các giáo viên Tổ 4+5 chúng tôi đã tận dụng các nhóm lớp sẵn có tiến hành dạy trực tuyến cho học sinh nhằm mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưu khi đối phó với bệnh dịch.
Tuy nhiên việc dạy học trực tuyến có rất nhiều yêu cầu và khó khăn cần phải khắc phục:
Thứ nhất, cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối với phụ huynh, học sinh và được kết nối mạng internet, cài đặt các trình duyệt hỗ trợ.
Thứ hai, các thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kĩ để lựa chọn phần kiến thức trọng tâm.
Thứ ba, các thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời (bởi nếu giáo viên dạy nhiều lớp sẽ có nhiều học sinh gửi bài, hỏi bài).
Thứ tư, các bậc phụ huynh cần đăng kí sử dụng một trong số các tài khoản mạng xã hội: zalo, facebook, intagram, biết truy cập youtube và biết truy cập các trình duyệt Internet.
Sau khi xác định được mục tiêu và yêu cầu của việc dạy học trực tuyến, giáo viên chủ nhiệm lớp thống kê số phụ huynh học sinh sử dụng điện thoại thông minh, ipad, máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay hay những thiết bị có thể kết nối mạng internet, tư vấn, hướng dẫn phụ huynh học sinh, bổ sung tài khoản, cải thiện thiết bị để tham gia và hỗ trợ con, em học trực tuyến.
Sau đó, giáo viên lựa chọn các video bài giảng có chất lượng của đồng nghiệp trên cả nước để đăng tải lên Nhóm lớp cho học sinh học đồng thời giao bài tập tương ứng mỗi bài giảng cho học sinh làm. Giáo viên đã tận dụng đa dạng các cách tiếp cận học sinh, phụ huynh học sinh để tất cả học sinh có thể tham gia học đồng loạt và liên tục chương trình.
Nhưng những hình thức dạy học đã ứng dụng còn có nhiều nhược điểm. Việc kiểm soát học sinh còn hạn chế. Có phần mềm kiểm soát được học sinh lại không an toàn cho người dùng như phần mềm zoom.
Chính trong thời điểm đó, Sở GD&ĐT Ninh Bình, Phòng GD&ĐT Yên Mô đã phối hợp với Viễn thông tỉnh Ninh Bình tập huấn cho giáo viên tiểu học về ứng dụng dạy học trực tuyến trên phần mềm VNPT E-learning. Nhờ có trang Nền tảng học và thi trực tuyến VNPT E-learning mà việc đăng tải các video bài giảng, các bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận và kiểm soát người học cũng như người học nộp bài học được thuận lợi hơn. Qua mỗi bài học, giáo viên đánh giá được mức độ chăm chỉ, say mê học tập, năng lực ứng dụng công nghệ và kiến thức kỹ năng học sinh đạt được.
Song song với dạy trực tuyến trên VNPT E-learning, các giáo viên Tổ 4+5 chúng tôi vẫn duy trì, tận dụng tất cả các kênh kết nối sẵn có với học sinh và cha mẹ học sinh để đảm bảo luôn kết nối với 100% phụ huynh, học sinh; Nhận các phản hồi, kết quả học tập của học sinh; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em.
Việc giáo viên lựa chọn những kiến thức trọng tâm của chương trình theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT để truyền đạt đến học sinh, chuẩn bị và thực hiện các video bài giảng theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung các nhiệm vụ được giao cho học sinh đảm bảo tính vừa sức, không mang tính hình thức, bài giảng có thể mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học” giữa cô và trò đã mang lại hứng thú cho học sinh khi tham gia học trực tuyến và phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh. Tuy nhiên quá trình hướng dẫn tự học luôn được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và phụ huynh học sinh.
Khi tạo liên kết và sự tương tác trực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên với học sinh, học sinh và học sinh trong cùng thời điểm (qua các ứng dụng đã nêu ở trên) thì việc đảm bảo tiến độ thực hiện khung chương trình đào tạo theo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã diễn ra như dự định. Và khi học sinh trở lại trường học vào ngày 04/05/2020, chúng tôi nhận thấy học sinh khối 4+5 đã đạt được yêu cầu về kiến thức kỹ năng, năng lực và phẩm chất theo đúng tiến độ chương trình Bộ GD&ĐT điều chỉnh.
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
I. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều đổi mới trong Giáo dục học đường, đặc biệt hơn nữa là các đột phá mới trong sử dụng CNTT đối với việc thiết kế giảng dạy và học tập, có thể đánh giá rằng trong những năm gần đây Ngành Giáo dục của nước ta không ngừng học hỏi , không ngừng phát triển và đổi mới Tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp công lao to lớn trong việc đưa Giáo dục nước ta xứng danh ngang tầm với các nước khác cùng phát triển trên Thế giới. Sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và Công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Cùng với tình hình dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp học sinh không thể đến trường như trước đây để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhưng không dừng việc học tập bản thân tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình. Là giáo viên giảng dạy lớp 2, một khối lớp được quan tâm hàng đầu bởi lẽ các em mới hoàn thành chương trình học tập ở lớp 1 do vậy sự ghi nhớ kiến thức còn hạn chế nhiều. Nếu cứ dừng việc học tập trên lớp các em sẽ khó có thể theo kịp chương trình khi quay trở lại học. Hơn nữa sự chú ý của học sinh lớp 2 còn ít do vậy năm học này tôi mạnh dạn đề xuât một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp tôi. Với mong muốn giúp các em có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, không đè nặng áp lực, tiết học quấn hút gây được hứng thú học sinh học tập, dễ tiếp thu kiến thức. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn biện pháp: Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
II. Thực trạng ban đầu:
Tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng cả nước gồng mình chống dịch do vậy nhà trường tôi cũng phải nghỉ học trên lớp một thời gian khá dài do vậy nhiều em đã quên hết kiến thức cũ, các em viết chữ nghuệch ngoạc thậm chí nhiều em đã quên mặt chữ. Sau thời gian dài khoảng...tháng để hỗ trợ các em tiếp tục học tập đúng tiến độ nhà trường đã tổ chức dạy học trực tuyến online. Trong quãng thời gian trước đó tôi đã dày công nghiên cứu tìm tòi những biện pháp tốt nhất để thiết kế những buổi lên lớp trực tuyến cùng với các em đạt hiệu quả học tập cao.
Về phía giáo viên:
+ Rất trăn trở suy nghĩ về việc học tập của học sinh.
+ Luôn tìm tòi những cách giảng dạy gây được hứng thú cao cho học sinh.
+ Tìm hiểu chương trình GDPT 2018 để có những phương pháp giảng dạy hiệu quả phát huy năng lực, phẩm chất học sinh.
Về phía học sinh:
+ Các em được nghỉ khá dài do vậy khi học tập trở lại các em rất uể oải, chán học, tư tưởng không tập trung.
+ Kiến thức mai một không còn nhớ những kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 1
+ Nhiều em gia đình bố mẹ mắc kẹp noi xa vì tình hình dịch không ở cạnh con do vậy không kèm cặp được con học tập thêm khi ở nhà, nhiều em lại tâm lý vì xa bố mẹ do vậy các em bị tác động về tâm lý nhiều khiến những lúc học không tập trung. Tâm tư buồn phiền, chán nản.
III. Cơ sở lý luận:
1. Thuận lợi:
- Về phía nhà trường:
+ Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên khối lớp 2 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình lớp 2 năm học 2021-2022 theo chương trình GDPT 2018. BGH hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch COVID-19.
+ Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.+ 100% giáo viên dạy lớp 2 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Về Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ (1 ti vi, 1 máy bộ máy tính, 1 máy soi), phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 2 theo chương trình giáo dục 2018.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.
2. Khó khăn:
+ Thời gian HS nghỉ hè dài, nhiều HS quên kiến thức, quên vần dẫn đến việc HS đọc châm, sai; viết không đúng chính tả. Môn Toán nhiều HS quên các bảng cộng, trừ trong phạm 10, cách thực hiện các dạng toán nên lúng túng trong việc vận dụng vào chương trình môn Toán lớp 2.
+ Do tình hình dịch COVID-19, chương trình kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt và môn Toán thời lượng các tiết trong tuần tăng nên khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức của HS. Và đặc biệt là các em phải học tập trực tuyến.
+ HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.
+ HS lớp 2 có vốn từ còn hạn chế, môn Tiếng Việt (phần luyện viết đoạn nhiều, đa dạng nội dung) nên khó khăn cho HS trong việc viết đoạn văn, câu văn diễn đạt chưa rõ ràng.
+ Thời gian thực hành, ôn luyện toán, Tiếng Việt ít nhưng lượng bài tập nhiều.
Vào giữa tháng 9 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em bằng các bài kiểm tra và kết quả cụ thể về thực trạng học trực tuyến như sau:
Thời gian KS | Tổng số HS | Điểm dưới 5 | Điểm 5, 6 | Điểm 7, 8 | Điểm 9, 10 | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Toán | |||||||||
Tiếng Việt |
Qua bảng số liệu tôi nhận thấy khả năng học tập và tiếp nhận kiến thức của các em còn rất kém. Hầu hết tỷ lệ các em dưới 5 quá nhiều, vậy làm sao để vừa hài hòa giữa việc dạy học trực tuyến và chất lượng học tập cũng phải đảm bảo là điều cấp bách và cần thiết cần khẩn trương có những biện pháp Ưu Việt khắc phục để nhằm nâng cao chất lượng học tập của Học sinh. Và các biện pháp Tôi thực hiện sẽ được nêu rõ ràng dưới đây:
2. Các biện pháp đã thực hiện:
Biện pháp 1: Lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp
Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trục tuyến là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh khỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần không nhỏ trong tiết học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng nhưng nó quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẵn. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh, được tiếp xúc với phương tiện hiện đại tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng không còn trở nên khó hiểu với các em nữa vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn.
Qua tìm tòi tôi thấy việc dạy học trực tuyến với ứng dụng ZOOM trong phần mềm rất phù hợp. ZOOM là một công cụ hội thoại trực tuyến, gần giống như Skype không cần phải vào các nhóm chat mới gọi điện được nên dễ dùng hơn. Tất cả những cần là một đường link ZOOM hoặc một mã ZOOM để tham gia vào cuộc họp online. Khi mà dịch COVID-19 vẫn còn căng thẳng thì họp hành, thậm chí tổ chức lớp học online qua ZOOM là giải pháp rất tốt. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tiết kiệm được thời gian tiền bạc. Phù hợp với xu thế đổi mới ứng dụng CNTT trong nhà trường và trong Giáo dục. Chính vì vậy Tôi đã lựa chọn ứng dụng ZOOM và giảng dạy trực tuyến đối với học sinh lớp tôi. Sau khi lựa chọn được ứng dụng tôi thông báo đến toàn thể phụ huynh tải ứng dụng và truy cập vào lớp học do tôi tạo để các em tham gia học tập hàng ngày qua smart phone hoặc máy tính.
---------------------
Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học. Mời quý thầy cô tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học khác.