Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo hướng dẫn, có thêm kinh nghiệm giảng dạy tốt phân môn chính tả cho học sinh lớp 2.
- Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2: Rèn viết chữ cho học sinh
- Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ở Bậc Tiểu học, Tiếng việt là một môn học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, Chính tả là một trong những phân môn quan trọng nhất của môn Tiếng Việt. Phân môn này hình thành cho học sinh tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết và hoạt động giao tiếp. Nếu môn tập viết là dạy cho học sinh biết viết tạo ra chữ thì môn chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả góp phần giúp các em đọc thông, viết thạo. Bên cạnh đó, chữ viết trong phân môn chính tả còn là ký hiệu bằng hình ảnh thị giác ghi lại tiếng nói, mỗi hình nét tương ứng với một đoạn âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói.
Chính tả là toàn bộ các quy tắc, quy định về cách viết các đơn vị từ ngữ như cách viết hoa, viết tên riêng, cách viết dấu câu. Chính tả là những quy định mang tính xã hội có tính chất bắt buộc và thống nhất trong cả nước mà không cho phép sự sáng tạo của cá nhân nào trong chữ viết.
Kỹ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh lớp 1,2,3 nói riêng mà học sinh tiểu học nói chung khi đọc một văn bản để viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học tốt bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học.
Việc dạy chính tả được đưa vào chương trình từ rất lâu đến nay chúng ta có thể nhìn lại và có một số nhận xét qua thực tế giảng dạy giáo viên đều cho rằng: Đây là một phân môn cần thiết thể hiện “nét chữ, nết người”. Việc dạy chính tả hiện nay được thực hiện một cách có kế hoạch mang tính chủ động qua hệ thống các bài tập ở sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh học chính tả qua các bài viết (tập chép, nghe viết). Qua làm các bài tập điền vần phụ âm đầu, phần vần hoặc qua các bài chính tả rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp. Tăng cường kỹ năng viết các văn bản học sinh có ý thức hơn khi viết văn bản trong thực tiễn ở một góc độ nào đó. Phân môn chính tả khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp học sinh kỹ năng viết chữ nhưng do phân môn Chính tả là một phân môn đòi hỏi kỹ năng rèn chữ, viết đúng, viết đẹp cho học sinh cho nên giáo viên còn có những hạn chế trong việc tổ chức một tiết học sao cho đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, phân môn này đòi hỏi một lượng thời gian nhất định, một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh nên mới chỉ dừng lại ở góc độ đọc, viết, nhận xét mà chưa thật sự sát sao với học sinh, giáo viên có tâm lý ngại chấm chữa chính tả cho học sinh. Hơn nữa học sinh viết bài chính tả một cách vội vàng, không có chú ý đến việc rèn chữ, viết đúng các nét, độ cao trong một con chữ, khoảng cách giữa các chữ, các tiếng, cốt viết xong bài, không cho phân môn này là quan trọng. Tình hình này đã ít nhiều ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh trong trường tiểu học hiện nay nhất là đối với các em học sinh ngay từ đầu cấp học cụ thể là học sinh khối 1, 2. Đó chính là lý do tôi tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “ Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục tiêu:
Đề tài này tôi nghiên cứu kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 2B trường Tiểu học Trần Văn Ơn qua thực tế giảng dạy để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng cho học sinh tiểu học.
b. Nhiệm vụ
- Mô tả thực trạng kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 2B trường Tiểu học Trần Văn Ơn.
- Rút ra kết luận và một số phương pháp để nâng cao hiệu quả việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học.
- Chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 2B Trường Tiểu học ........
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kiểm tra đánh giá thực tiễn
- Phương pháp xử lí số liệu
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp luyện tập theo mẫu
- Phương pháp giao tiếp
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng. Trong hệ thống giáo dục Tiểu học môn Tiếng việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng là bộ môn giáo dục toàn diện về lĩnh vực đọc, viết. Do đó, học sinh cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết nhiều về ngôn ngữ, giúp các em nhận thức vấn đề một cách có khoa học, sáng tạo, tiếp thu kiến thức nội dung bài học một cách dễ dàng. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ở đây, lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: Sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Qua đó ta thấy được vai trò của chữ viết đặc biệt là rèn kĩ năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu chính của Bậc tiểu học. Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh giúp cho học sinh nắm chắc quy tắc chính tả, học môn Tiếng việt tốt hơn, rèn đôi bàn tay khéo léo, phát triển tư duy, có óc sáng tạo…Chính vì thế câu nói của bác Phạm Văn Đồng: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người” đã thể hiện rõ tầm quan trọng của phân môn Chính tả cho học sinh trong chương trình tiểu học. Mặt khác, dạy chữ viết đúng chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm…
Còn nữa
........................
Phân môn Chính tả có một vị trí quan trọng là hình thành năng lực, thói quen viết đúng chính tả, tức là hình thành một trong những năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh. Khi bước vào lớp 2, các em phải nắm vững cách phát âm và phải viết đúng chính tả. Để các thầy cô có thêm kinh nghiệm rèn các em học chính tả, các thầy cô hãy tham khảo bài viết trên để có thật nhiều ý tưởng và kinh nghiệm dạy học hiệu quả cho các em nhé!
Ngoài Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 trên. Các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 có nhiều chủ đề, hệ thống những kinh nghiệm của bản thân đối với công việc mình đảm nhiệm để mang lại hiệu quả thiết thực.