Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài tập làm văn cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng bài tập làm văn lớp 4

Nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm môn Tập làm văn lớp 4 bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nhiệm vụ, cơ sở lý luận, biện pháp, giải pháp, ... giúp quý thầy cô dễ dàng tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

Lưu ý: Không sao chép toàn bộ tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm.

PHẦN MỞ ĐẦU:

1/ Lý do chọn đề tài:

Môn Tiếng Việt Tiểu học là môn học quan trọng và chiếm số tiết nhiều nhất. Đây là môn học công cụ để phục vụ các môn khác, rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó phân môn Tập làm văn là quan trọng nhất dạy cho học sinh cách tư duy sáng tạo. Kết quả học tập phân môn này là thể hiện sự kết tinh của các phân môn khác như: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu. Môn Tập làm văn có tác dụng vô cùng to lớn bởi nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy và cảm nhận được nhờ các giác quan. Đối với học sinh tiểu học thì phân môn Tập làm văn là một phân môn cực khó. Đặc biệt đối với các học sinh lớp 4. Nếu ở lớp 2,3 các em chỉ được học văn nói, văn kể là chủ yếu, các em được hỏi đáp hoặc được kể theo một nội dung về một chủ điểm nhất định, chỉ cần diễn đạt ý trọn vẹn sắp xếp các ý thành một đoạn văn kể về một chủ điểm, chưa gò ép các em biết viết thành bài văn có đủ ba phần. Thì khi lên lớp 4, một bước ngoặt lớn yêu cấu các em từ những gì đă quan sát được về đồ vật, cây cối, con vật gần gũi quen thuộc buộc các em phải hình dung lại và sắp xếp ý thành dàn bài để viết thành những bài văn hoàn chỉnh. Bởi thế nên hầu hết các em chưa biết diễn đạt, liên kết câu văn thành một đoạn văn, liên kết đoạn văn thành một bài văn. Chưa biết chọn các bộ phận tiêu biểu, nổi bật của đồ vật, cây cối, con vật mình tả để tả. Chưa biết dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Hầu hết các em chỉ liệt kê những gì mình quan sát được một cách khô khan. Nắm được những điểm yếu mà các em còn vấp phải, tôi đã trăn trở tìm giải pháp làm thế nào để các em khắc phục được những khó khăn đó, làm sao để các em làm được bài văn đủ phần, đủ ý, diễn tả một cách sinh động, hấp dẫn,… Làm sao để các em có hứng thú trong khi làm bài văn…Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm :

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài tập làm văn cho học sinh lớp 4”.

2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

* Mục tiêu:

Với đề tài này mục tiêu nghiên cứu chính là khái quát các dạng bài Tập làm văn miêu tả của lớp 4, nâng cao hiệu quả của việc dạy văn miêu tả. Hình thành các bước xây dựng một bài văn có đủ ba phần. Cách tìm ý, tìm từ phù hợp trong mỗi bài văn. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật để diễn đạt cho bài văn sinh động hấp dẫn. Từ đó giúp các em vận dụng linh hoạt trong quá trình làm bài Tập làm văn để tháo gỡ những khó khăn mà các em còn mắc phải, giúp các em không còn sợ, còn ngại làm văn.

* Nhiệm vụ:

Tìm hiểu về tình hình học và làm bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 để nhận ra những khó khăn và hạn chế mà các em thường mắc phải. Nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp thực hiện trong khi giảng dạy giúp các em hiểu đúng được thực chất vấn đề.

Giúp học sinh ngoài vịệc vận dụng các hiểu biết và kĩ năng dùng từ đặt câu còn có các kĩ năng khác như: phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn. Đó chính là cách làm một bài văn hay để khắc phục những khó khăn của bản thân một cách hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em có hứng thú và vận dụng một cách linh hoạt cách làm bài cho riêng mình.

I.3/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4- Trường Tiểu học …

I.4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Các dạng Văn miêu tả trong chương trình lớp 4

I.5/ Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi tìm tòi áp dụng các phương pháp sau:

1- Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu)

2- Phương pháp điều tra

3- Phương pháp phân tích tổng hợp

4- Phương pháp áp dụng thực nghiệm

5- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

II. PHẦN NỘI DUNG

II.1/ Cơ sở lý luận:

Trước hết ta cần phải hiểu: Miêu tả là nêu lên các đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng cách làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp (tái hiện) trước mắt người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động, như thật khiến cho người ta có thể nhìn, nghe, ngửi, sờ mó được.

Đối với HS lớp 4, phân môn Tập làm văn quả là khó khăn đối với các em. Bởi lẽ, đây là môn học đòi hỏi sự sáng tạo. Nếu học tốt phân môn Tập làm văn học sinh sẽ có cơ sở tiếp thu và diễn đạt các môn học khác trong chương trình. Các em sẽ có suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và khoa học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện các thao tác tư duy. Tư duy có phát triển thì ngôn ngữ mới phát triển. Và ngược lại, ngôn ngữ càng phát triển thì càng tạo cho tư duy phát triển nhanh hơn. Do vậy ngôn ngữ càng hoàn hảo, càng giúp cho việc diễn đạt tư tưởng tình cảm thêm chính xác, giúp khả năng nhận xét thêm sâu sắc, có khả năng trình bày được rõ ràng, chính xác những ý nghĩ và tình cảm của mình. Để các em được hướng dẫn thực hành thường xuyên người giáo viên cần phát huy tính độc lập, suy nghĩ và trí sáng tạo của các em qua từng khâu: từ việc ra đề, hướng dẫn tìm hiểu đề, hướng dẫn làm bài để các em biết phải làm gì, viết gì giúp các em tự tin, có cảm hứng sáng tạo khi làm các bài văn miêu tả. Từ đó góp phần bồi dưỡng vun đắp tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, tâm hồn Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam.

II.2/ Thực trạng:

Năm học ……, khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A với tổng số học sinh là 24 em. Trong quá trình giảng dạy môn Tập làm văn, tôi nhận thấy nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc của một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn rập khuôn, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh. Đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh. thiếu ý, thiếu chi tiết,...; chưa biết cách dùng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm; vốn từ lại nghèo nàn. Bởi vậy bài văn của các em thường cộc lốc, lủng củng, khô khan, nghèo cảm xúc. Bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả,Trước tình trạng đó, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em làm bài văn đảm bảo theo yêu cầu và giàu cảm xúc.

a. Thuận lợi- khó khăn:

* Thuận lợi :

Trường tiểu học ..... đại đa số học sinh hiếu học và gia đình quan tâm đến việc học của con em mình. Đời sống người dân tương đối ổn định. Ban giám hiệu tạo điều kiện tốt cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Giáo viên nắm vững được nội dung chương trình, nhiệt tình trong giảng dạy.

* Khó khăn:

Một số học sinh còn hiếu động, mải chơi, chưa tập trung trong việc học tập. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Các em còn ngại khó, lười suy nghĩ, cứ đến tiết tập làm văn là sợ. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của môn Tập làm văn.

b. Thành công- hạn chế:

* Thành công:

Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đặc biệt là dạy Tập làm văn thì phương pháp vấn đáp gợi mở luôn được sử dụng. Phương pháp này giúp các em phát triển tư duy, hình dung, nhớ lại những gì mình đã quan sát được. Các em ở lứa tuổi tiểu học nên cách suy nghĩ và dùng từ mang tính ngây thơ ngộ nghĩnh, điều đó giúp cho các em dễ vận dụng các biện pháp nhân hóa và so sánh để các sự vật được miêu tả gần gũi với các em hơn. Ngoài ra giáo viên còn dùng hỗ trợ thêm phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp giảng giải minh hoạ giúp các em hiểu rõ vấn đề, khắc phục được những khó khăn và sai lầm thường mắc phải của mình nâng cao chất lượng làm bài văn có hiệu quả hơn.

* Hạn chế:

Trong thể loại văn miêu tả ở lớp 4 được phân ra gồm: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối và miêu tả con vật. Mặc dù đây là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi với các em song các em lại thiếu vốn ngôn ngữ để diễn tả những điều mình quan sát được. Ở một số em tìm được từ ngữ miêu tả thì lại vụng về diễn đạt hoặc từ không gợi tả, gợi cảm khiến cho bài văn miêu tả mang nặng tính kể lể, liệt kê các sự việc là chính. Vì vậy bài văn của các em thường thiếu hồn, thiếu tính sáng tạo.

3. Giải pháp, biện pháp:

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Mục tiêu của giải pháp là làm thế nào để giúp học sinh hình thành kỹ năng xác định các dạng văn miêu tả. Nắm được cách làm các dạng bài văn miêu tả theo đúng yêu cầu cần đạt, ngoài ra còn giúp các em phát huy được trí tưởng tượng, lối tư duy sáng tạo lô gich để làm bài văn đạt tốt yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và giàu cảm xúc.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Để gây hứng thú cho các em khi học môn này đầu tiên tôi chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với từng kiểu bài. Bước đầu phải nắm vững bố cục bài văn. Với từng dạng bài, tôi nghiên cứu và đưa ra qui trình giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản, thể nghiệm qua một số ví dụ cụ thể ở các dạng khác nhau và cuối cùng là các em thực hành làm bài văn ở mỗi dạng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4

    Xem thêm