Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn địa lí lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn địa lí lớp 4 là mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn Địa lí hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Báo cáo đổi mới các trò chơi Địa lý lớp 4 trong dạy học

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi): ...............................................

1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn địa lí lớp 4

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho học sinh lớp 4 trường TH&THCS Cao Dương – Lương Sơn – Hòa Bình

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

Địa bàn trường TH&THCS Cao Dương nằm trên huyện Lương Sơn trình độ dân trí tương đối cao, người dân đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch nên mỗi gia đình chỉ có một đến hai con. Chính vì lẽ đó mà việc quan tâm đến học tập của các em được cha mẹ các em hết sức coi trọng nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phần nào cũng thuận lợi hơn, các em có đầy đủ điều kiện cho việc học. Song bên cạnh đó trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm đến việc học của con em mình. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có khả năng tự học, tự rèn. Khả năng tư duy ở một số học sinh còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức của một số em còn hạn chế.

Một số giáo viên lười tổ chức trò chơi học tập vì sợ mất nhiều thời gian, rườm rà, khó quản lý học sinh. Trong khi chơi trò chơi học sinh còn làm việc riêng chưa phát huy tính thi đua giữa cá nhân và các nhóm của các em. Chưa nắm vững luật chơi, cách chơi, thời gian chơi dẫn đến chất lượng trò chơi nhiều lúc chưa cao.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

Sau thời gian nghiên cứu tài liệu của đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy kết hợp với việc giảng dạy trên lớp, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, bản thân giáo viên phải xác định đây là một phương pháp có nhiều hiệu quả cao đối với việc tạo sự kích thích và tạo sự hưng phấn tham gia vào bài giảng của học sinh , do vậy giáo viên cần tránh thái độ, tâm lý e ngại hoặc thực hiện nửa vời, không duy trì thường xuyên đối với mỗi tiết học trên lớp, điều này rất quan trọng trong xác định tâm thế để thực hiện nội dụng một tiết học theo phương pháp này.

Thứ hai, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không bị bất ngờ và có khả năng tùy cơ ứng biến. Giáo viên cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho sinh viên. Ấn tượng ban đầu tốt (hòa nhã, vui tính, thân thiện, không đe dọa,...) sẽ giúp giáo viên dễ thành công trong các tiết dạy tiếp theo. Khi học sinh có cảm tình với giáo viên, các em sẽ hợp tác tích cực với giáo viên - Bầu không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên.

Thứ ba, phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi sẽ phản tác dụng. Học sinh không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ hoạt động trò chơi, thậm chí có khi các em bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để học sinh nhớ lại các hoạt động đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan tới bài học. Nếu dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng ta sẽ không rút ra được bài học gì vì đã quá giờ!

Thứ tư, trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm lí của các em, phù hợp với nội dung bài học sẽ làm cho các em nắm vững kiến thức. Cùng một loại trò chơi, có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số học sinh, tùy diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế. Quan trọng là giáo viên phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ rất lớn. Trong lớp sẽ có em chưa quen với loại hình sinh hoạt này, giáo viên cần giúp đỡ và từ từ đưa các em vào cuộc. Với những giáo viên cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu giáo viên kiên nhẫn hỗ trợ thì các em sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của mình. Qua đó, giáo viên có thể giúp các em sự tự tin và tăng động cơ học tập.

Thứ năm, trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân thiện, nhờ đó mà học sinh dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi động được chọn kỹ, phù hợp với nội dung bài học thì càng tuyệt vời để bắt đầu vào tiết học. Đặc biệt chúng ta không nên cầu kỳ, quan trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm cho các em mất phương hướng, càng đơn giản càng tốt.

Sau khi nghiên cứu kĩ các phương pháp vận dụng trò chơi học tập của môn Địa lí. Tôi đã thực hiện vận dụng trò chơi học tập theo các bước sau

  • Bước 1: Xác định mục đích chơi (Củng cố tri thức, phát triển kĩ năng, tư duy, hình thành óc sáng tạo…rèn tính thật thà, nhanh nhẹn). Mục đích chơi đã được tôi xác định rõ ràng và sau cuộc chơi phải đạt được mục đích chơi.
  • Bước 2: Giới thiệu tên trò chơi.
  • Bước 3: Giới thiệu luật chơi.
  • Bước 4: Quy định thời gian chơi và học sinh tiến hành chơi.
  • Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi.

Khi tiến hành tổ chức trò chơi, cần chú ý:

- Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục trí tuệ, nó giúp học sinh phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác,…, chính xác hóa những hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh, phát triển thông minh, sự nhanh trí, ngôn ngữ… dần dần học sinh sẽ hình thành nhu cầu nhận thức của thế giới xung quanh- mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên xã hội. Vì vậy ta có thể tổ chức trò chơi ở thời điểm thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định của tiết học.

- Trong trò chơi học tập giáo viên cần chú ý đến sự tự nguyện, bình đẳng giữa các học sinh. Tất cả học sinh đều có vị trí nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi.

- Trò chơi học tập bao giờ cũng có kết quả rõ ràng, đoán đúng – sai một câu đố, gọi tên đúng –sai, sắp xếp đúng – sai… Kết quả này có ý nghĩa rất lớn đối với các em, nó mang lại niềm vui cho học sinh, thúc đẩy tính tích cực và mở rộng củng cố vốn hiểu biết cho học sinh.

- Nội dung trò chơi thường gắn với nội dung bài học, nó sẽ minh họa một cách sinh động cho các kiến thức lí thuyết mà các em đã học. Nhờ vậy, kiến thức được vận dụng, củng cố và khắc sâu giúp các em thấy rõ ý nghĩa những điều đã học, đây chính là cơ sở để hình thành hứng thú học tập.

- Để kết quả tổ chức trò chơi học tập được tốt, ta luôn chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho hoạt động chơi tùy thuộc vào nội dung của từng trò chơi.

- Khi chia nhóm, đội không nên chia quá nhiều vì như thế lúc tổng kết sẽ khó khăn, trò chơi mất đi sự hào hứng.

- Trò chơi phải đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện.

- Không nên lúc nào cũng cho nhóm, đội cử đại diện vì như thế các em sẽ có khuynh hướng chọn bạn giỏi đại diện mãi mà các em yếu thì ít được tham gia.

- Giáo viên chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để tạo hứng thú cho các em (tranh, ảnh, vở, bánh kẹo…

Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy môn Địa lí.

Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia.

Phải thu hút được đa số (hay tất cả) mọi học sinh tham gia.

Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến các tiết học khác.

Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí.

.............

Trên đây là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm lớp 4: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn địa lí lớp 4, mời các thầy cô tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm bậc Tiểu học khác để áp dụng cho việc giảng dạy trở nên dễ dàng hơn.

Đánh giá bài viết
1 2.333
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4

    Xem thêm