Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm về Toán trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá trường mầm non là sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn. Hi vọng tài liệu này giúp các thầy cô có thêm phương pháp dạy học mới, giúp trẻ phát triển trí não, tăng cường sự thông minh. Mời quý thầy cô tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

I. Thông tin chung về sáng kiến

1. Tên sáng kiến: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”

2. Tác giả: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung

3. Đồng tác giả: (Không)

4. Chủ đầu tư thực hiện: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung

5. Lĩnh vực áp dụng: Phát triển nhận thức

6. Thời gian, bắt đầu áp dụng/áp dụng thử: Từ tháng 9/2020 đến 4/2021

7. Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: Lớp lá 2, Trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm xã Nghĩa Thắng

II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng

1. Lý do chọn đề tài

Từ khi còn là cô sinh viên sư phạm mầm non, cho đến bây giờ bản thân đã là một cô giáo bước vào nghề cũng đã 8 năm. Với những kiến thức được học về tâm lý trẻ, cũng như thực tế qua nhiều năm gắn bó với các cháu mầm non. Bản thân Tôi đã có một cái nhìn như sau: Đồ dùng đồ chơi là những phương tiện không thể thiếu ở trường mầm non bởi nó là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Đồ dùng đồ chơi không những giúp trẻ được giải trí, trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần, thư giãn hơn, mà qua trẻ còn được học tập, kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ…

Trẻ mầm non nhận thức thế giới xung quanh qua việc quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng đồ chơi đẹp và phù hợp với trẻ sẽ thu hút nhiều trẻ tham gia vui chơi và học tập. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đồ dùng đồ chơi trong danh mục phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của giáo viên mầm non, chúng có độ bền cao, đẹp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của trẻ, chính vì vậy những cô giáo mầm non như Tôi vẫn luôn ý thức được rằng bản thân cần phải biết biến những loại nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương, hay những loại phế liệu mà hàng ngày mỗi người, mỗi gia đình loại bỏ ra như chai nhựa, hộp sữa nhựa, nắp chai,... rồi gom nhặt về trang trí chúng thêm bằng những tấm vải nỉ, xốp, sơn nhiều màu sắc biến chúng thành những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu trẻ tuy vậy những đồ dùng đồ chơi tự tạo lại có nhược điểm là ít bền dẫn đến trẻ không được thỏa mãn khi vui chơi trong góc chơi. Từ những trăn trở đó, Tôi luôn đặt cho mình câu hỏi: giáo viên sẽ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu gì cho đỡ tốn kém mà vẫn đẹp, sáng tạo, hấp dẫn được trẻ và đặc biệt có thể sử dụng lâu bền?

Bên cạnh đó, bản thân Tôi còn nhận thấy thực tế tại các góc chơi ở các lớp hiện nay có rất nhiều đồ dùng đồ chơi góc, tuy nhiên đa số chỉ làm đồ dùng đồ chơi cho góc phân vai, xây dựng, nghệ thuật..., riêng góc học tập lại rất ít, đơn điệu, có lớp chỉ trang trí các con số, đính số lượng, trẻ gắn số lượng xong thì không còn gì đề chơi nữa, điều này dẫn đến tình trạng trẻ không thích vào chơi góc này.

Đặc biệt đối với trẻ lớp lá, giáo viên cần cung cấp cho trẻ các kiến thức về toán như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách bền vững, tạo tiền đề cho trẻ khi vào lớp 1. Ngoài những kiến thức về toán giáo viên cung cấp cho trẻ trong hoạt động học thì giờ hoạt động góc cũng giúp trẻ lĩnh hội rất nhiều kiến thức khi trẻ được thao tác, được chơi trực tiếp với các đồ dùng đồ chơi. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ góp phần phát triển toàn diện.

Ở lớp Tôi ngay từ đầu năm học, sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán, kết quả tôi nhận thấy là khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ ở lớp không đồng đều. Tôi dự tính sẽ bổ sung các kiến thức đó cho trẻ vào giờ hoạt động góc, tuy nhiên một số ít trẻ chọn chơi ở góc học tập vì đồ dùng đồ đồ chơi về toán ở lớp tôi ít và không hấp dẫn, chưa thu hút. Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ mình phải làm thêm những đồ dùng đồ chơi về toán như thế nào để thu hút được trẻ tới góc học tập và khi tới hoạt động tại góc trẻ lớp tôi có thể thoải mái, hứng thú chơi với các đồ chơi đó bằng sự yêu thích của trẻ chứ không phải sự gò bó, ép buộc. Qua một thời gian tìm hiểu, làm và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng đồ chơi về toán ở góc tôi đã rút ra được “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

2.1. Thuận lợi

Một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ, giúp trẻ sớm hình thành những kĩ năng tìm tòi, quan sát, phát triển tư duy. Làm thế nào để giáo viên cung cấp, củng cố kiến thức về toán cho trẻ một cách mềm mại, thoải mái không cứng nhắc phù hợp với nhận thức cũng như khả năng tập trung của trẻ mầm non.

Các nhà giáo dục Nga A.M.Leusina, M.I.Nhepomiasaia... và những kinh nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hợp lý quá trình hình thành các biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Nhà lý luận Brian Sutto - Smith tin rằng trẻ sinh ra với tiềm năng phát triển não bộ rất lớn, nếu như tiềm năng này không được dùng đến thì nó sẽ mất đi. Chơi đồ chơi ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và sự liên kết giữa các mạch thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích của việc chơi đồ chơi từ lúc nhỏ có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Trẻ nào tiếp cận với nhiều đồ chơi đa dạng thì sẽ chơi lâu hơn, khả năng tư duy cao hơn. Trẻ thao tác trên đồ vật đồng thời khám phá tính chất, cấu trúc của đồ vật đó, làm khả năng tư duy phát triển.

Hằng ngày trẻ mầm non được tham gia vào hoạt động góc, trẻ được thoải mái lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi, được là chính mình, được trò chuyện, được chơi cùng nhau, được chia sẻ niềm vui với bạn... Nắm bắt được nhu cầu của trẻ, giáo viên linh hoạt lựa chọn một số nội dung học tập về toán lồng ghép vào một cách nhẹ nhàng, trẻ chơi mà là học, học mà chơi.

Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề. Quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng đồ chơi theo danh mục cho các lớp.

Ngay từ đầu năm nhà trường đã tổ chức cuộc thi đồ dùng đồ chơi tự tạo tại trường và bản thân còn là thành viên được nhà trường cử đi tham gia hội thi đồ dùng cấp huyện nên được quan sát, học tập rất nhiều kinh nghiệm từ các trường bạn trong toàn huyện.

Bản thân là một cô giáo trẻ năng động, nắm vững chuyên môn, tôi luôn suy nghĩ tìm ra cái mới để áp dụng cho trẻ lớp mình, tôi thường nghiên cứu trên mạng, học hỏi đồng nghiệp làm những đồ dùng đẹp, thu hút trẻ chơi.

Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến việc giáo dục trẻ, nhiệt tình hỗ trợ các nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng, đồ chơi cho cháu hoạt động.

Các thành viên trong trường thường chia sẻ lên nhóm zalo những đồ dùng đồ chơi đẹp, lạ nên đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi tôi nghiên cứu đề tài này.

2.2. Khó khăn

Bên cạnh đó cũng có những khó khăn như phòng học lớp tôi hơi chật, diện tích trưng bày không nhiều, nên một số đồ chơi sau khi làm xong, vì không có chỗ trưng bày, tôi cất đi, khi nào hoạt động mới lấy ra, nên khi nhìn vào góc học tập không bắt mắt, không thu hút được trẻ, không thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ.

Trẻ trong lớp đa số đều là lần đầu ra lớp nên một số kiến thức, kĩ năng về toán còn hạn chế, chậm trong các thao tác. Số trẻ chọn chơi ở góc học tập không nhiều khi tôi tổ chức chơi góc, nội dung chơi ít mới, đồ dùng đồ chơi tuy phong phú nhưng chưa đa dạng chưa thu hút được trẻ tham gia chơi ở góc học tập, đặc biệt là chơi với toán.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

-----------------------

Mời các thầy cô tham khảo thêm nhiều Sáng kiến kinh nghiệm mầm non khác đã được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án - Bài Giảng

    Xem thêm