Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy tốt Tập đọc lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2: Nâng cao hiệu quả dạy tốt Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy tốt Tập đọc lớp 2 giúp các em học sinh đọc đúng, hiểu đúng nội dung bài, hiểu đúng yêu cầu của bài tập để làm bài cho đúng. Qua đây, các em có thể tiếp thu bài một cách nhanh chóng mà lại nhớ lâu. Mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết.

CHUYÊN ĐỀ:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TỐT TẬP ĐỌC LỚP 2

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong hệ thống giáo dục, bậc tiểu học đóng vai trò quan trọng vì đây là cấp học đầu tiên đặt nền móng để các em tiếp tục học lên các cấp học cao hơn. Trong các môn học thì môn TV có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác. Nếu HS đọc viết chậm thì khó mà học tốt được các môn khác. HS đọc tốt thì khi học các môn khác mới đọc đúng, hiểu đúng nội dung bài, hiểu đúng yêu cầu của bài tập để làm bài cho đúng.

Trong thực tế giảng dạy, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc của các em còn nhiều hạn chế. Đọc đúng đã khó, để các em đọc hay còn khó khăn hơn nhiều. Do vậy các em cần có kỹ năng đọc bao gồm:

- Đọc thành tiếng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi một cách hợp lý, cường độ đọc vừa phải ( không đọc to quá, không đọc lí nhí,) tốc độ đọc vừa phải không ê a, không ngắc ngứ, liếng thoắng ).Yêu cầu đọc rõ tiếng, đọc khoảng 60 – 70 tiếng / phút.

- Đọc thầm, đọc hiểu nội dung là cách đọc không thành tiếng, không mấp máy môi. Qua đọc thầm học sinh hiểu được các từ, ngữ trong đoạn văn, bài văn. Nắm được nội dung của câu, đoạn, bài đã học.

Vì thế giáo viên tổ chúng tôi chọn chuyên đề Tập đọc “Nâng cao hiệu quả dạy tốt tập đọc lớp 2” với mong muốn Ban giám hiệu và giáo viên toàn trường dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm để đổi mới phương pháp, các hình thức, biện pháp tổ chức dạy học sao cho phù hợp yêu cầu dạy học và nâng cao kĩ năng đọc đúng, bước đầu tập đọc diễn cảm cho học sinh, tạo điều kiện cho các em học tốt tất cả các môn học ở tiểu học.

B. DẠY TẬP ĐỌC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

I/ MỤC TIÊU:

1/ Phát triển các kĩ năng đọc, nghe và nói cho HS cụ thể là:

a/ Đọc thành tiếng:

- Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí.

- Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay quá nhỏ)

- Tốc độ đọc vừa phải (không ê, a ,ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu vào cuối năm học khoảng 60 – 70 tiếng trên 1 phút.

b/ Đọc thầm và hiểu nội dung bài:

- Biết đọc thầm là đọc không thành tiếng.

- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh ( bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn và ý nghĩa bài đã đọc.

c/ Nghe:

- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

- Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô.

- Nghe – hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.

d/ Nói:

- Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.

- Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc.

2/ Trao dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống.

II/ NỘI DUNG DẠY HỌC:

1. Số bài, thời lượng học.

Trung bình, một tuần HS được học 2 bài tập đọc, 1 bài có 2 tiết tập đọc.

2. Các loại bài tập đọc:

- Văn bản văn học: Văn xuôi và thơ học được bố trí trong các tuần.

III/ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Đọc mẫu:

Đọc mẫu của GV bao gồm:

- Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho HS .

- Đọc câu, đoạn: nhầm hướng dẫn, gợi ý hoặc “ tạo tình huống ” để HS nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc…

- Đọc từ, cụm từ: nhầm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho HS.

2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài, tìm hiểu nội dung bài:

a) Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài .

+ Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa :

- Từ ngữ khó đối với HS được chú giải ở sau bài đọc .

- Từ ngữ phổ thông mà HS địa phương chưa quen .

- Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp người đọc hiểu nội dung bài .

Đối với các từ còn lại. Nếu có HS nào chưa hiểu, GV giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để HS khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp.

+ Cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ:

GV có thể giải nghĩa, nêu ví dụ cho HS hiểu, hoặc gợi ý cho HS làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ ngữ bằng một số biện pháp như sau:

- Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa.

- Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.

- Tìm từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.

- Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.

Ngoài ra, cũng có thể giúp HS nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình , …)

b) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:

+ Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:

- Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm), tình tiết của câu chuyện: nghĩa đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ.

- Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ.

+ Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:

Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi đó, GV tổ chức sao cho mỗi HS đều được làm việc để tự mình nắm nội dung bài .

Tuy nhiên, do yêu cầu hạn chế số chữ ở các câu hỏi cho phù hợp với khả năng đọc của HS lớp 2, SGK chỉ có thể nêu những vấn đề chính cần thảo luận . Để giúp HS hiểu bài, GV cần có thể thêm những câu hỏi phụ, những yêu cầu, những lời giảng bổ sung.

Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết, nhấn mạnh ý chính . Trong quá trình tìm hiểu bài, GV cần chú ý rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ.

3. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng:

a) Luyện đọc thành tiếng

Đọc thành tiếng bao gồm các hình thức: từng HS đọc cá nhân (CN), một nhóm (cả bàn, cả tổ) đọc đồng thanh (ĐT), cả lớp đọc ĐT, một nhóm HS đọc theo phân vai.

b) Luyện đọc thầm

Dựa vào SGK, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc đọc – hiểu (Đọc câu , đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết , hiểu , nhớ điều gì ? …). Có nhiệm vụ, yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm trau dồi kỹ năng đọc – hiểu. Cần khắc phục tình trạng HS đọc thầm một cách hình thức, GV không nắm được kết quả đọc hiểu của HS để xử lí trong quá trình dạy học

c) Luyện học thuộc lòng ( HTL )

Ở những bài dạy có yêu cầu HTL, GV cần chú ý cho HS đọc kỹ hơn ( bước đầu diễn cảm ); có thể ghi bảng một số từ làm “ điểm tựa ” cho HS dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xóa dần hết “ từ điểm tựa ” để HS tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện HTL một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho HS , …

4 . Ghi bảng:

Nội dung ghi bảng nói chung cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm. Hình thức trình bày bảng cần mang tính thẫm mĩ, có tác dụng giáo dục cho HS. Việc ghi bảng cần được kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất .

Sau đây là gợi ý về một cách ghi bảng:

Thứ …….ngày …….tháng …….năm …….

TIÊNG VIỆT

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2

ĐỌC: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2

Nội dung :……….

Luyện đọc: Tìm hiểu bài :

Từ ngữ Câu trả lời

C. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC

- Phương pháp phân tích mẫu : Dưới sự hướng dẫn của GV, HS phân tích các vật liệu mẫu (văn bản) để hình thành các kiến thức văn học, các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa đựng trong các văn bản, GV giúp HS phân tích theo các nhiệm vụ đã nêu trong SGK để HS hiểu bài. Để HS phân tích mẫu được dễ dàng, GV có thể tách các câu hỏi, các công việc nêu trong SGK ra thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn. Về hình thức tổ chức, tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể, GV có thể cho HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp.

- Phương pháp trực quan : GV hướng dẫn HV quan sát các tranh minh hoạ trong các bài TĐ giúp HS hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài.

- Phương pháp thực hành giao tiếp : GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc đồng thanh, đọc cá nhân, đọc theo nhóm...) được trao đổi nhận thức riêng của mình với GV, bạn bè.

Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng thêm một số phương pháp học tập khác như thảo luận nhóm (khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu trả lời các câu hỏi khó, khi rút ra nội dung chính của bài…) hoặc phương pháp trò chơi nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.

Mỗi phương pháp và hình thức dạy – học phân môn Tập đọc đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết học. Vì vậy không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp và hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài; căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý và đúng mức.

V/ QUY TRÌNH DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2:

1. Khởi động

GV có thể sử̉ dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung VB đọc và khơi gợi được hứng thú của HS.

+ HS quan sát tranh, nghe một bài hát hoặc xem một video clip có nội dung liên quan đến chủ đề của VB.

+ HS trả lời câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những gì được quan sát, được nghe, được xem.

+ GV nêu một vấn đề có liên quan đến nội dung của VB để các em suy nghĩ, trao đổi, thảo luậ̂n và trình bày trong nhóm và trước lớp.

2. Đọc văn bản

- GV hướng dẫn cả lớp

+ GV giới thiệu, gợi mở về nội dung bài đọc. (Cần lưu ý là chỉ đưa ra một vài chi tiết ban đầu, khơi gợi hứng thú của HS, chứ không tóm tắt nội dung VB.)

+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em.

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài.

+ GV chia VB thành các đoạn.

- HS luyện đọc theo nhóm:

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.

+ GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

+ GV gọi 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.

- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bộ VB.

3. Trả lời câu hỏi

* Để trả lời các câu hỏi, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhiều hình thức: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc chung cả lớp.

- HS làm việc cá nhân và nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án.

+ GV gọi 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhậ̂n xét.

- Hình thức làm việc chung cả lớp:

+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm. (GV có thể nhắ́c HS đọc lại đoạn văn có liên quan và tìm câu trả lời.)

+ GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhậ̂n xét, chốt đáp án.

* Lưu ý:

- Sau khi chốt câu trả lời, tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế.

- Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần theo dõi các nhóm, hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong nhóm.

4. Luyện tập sau bài đọc

* Đây là hoạt động tiếp nối Trả lời câu hỏi , giúp HS được luyện tậ̂p từ, luyện câu và phát triển kĩ năng sử̉ dụng nghi thức lời nói.

+ HS thảo luậ̂n nhóm và thực hành đóng vai (nếu nội dung luyện tậ̂p là thực hành nghi thức lời nói) hoặc trình bày kết quả làm bài tậ̂p trong nhóm hoặc trước lớp (nếu nội dung luyện tậ̂p là luyện từ và câu).

  • Sau phần Luyện tập , GV cho một HS đọc lại toàn VB, cả lớp đọc thầm theo.

VI/ KẾT LUẬN

Phân môn Tập đọc nói riêng môn Tiếng Việt nói chung đóng vai trò quan trọng là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn khác, đồng thời giúp học sinh yêu thích Tiếng Việt hơn. Muốn dạy tốt phân môn Tập đọc, mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện .

Tóm lại, trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của HS. Cho nên, mỗi giáo viên chúng ta cần mạnh dạn đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, nên tạo không khí lớp học tích cực, sôi nổi để học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, để học sinh thấy được mỗi ngày đến trường là được học rất nhiều điều mới lạ và mỗi ngày đến trường là một ngày vui .

Qua chuyên đề “Nâng cao hiệu quả dạy tốt Tập đọc lớp 2" nội dung chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để chuyên đề được tốt hơn.

....................

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy tốt Tập đọc lớp 2 giúp các thầy cô hướng dẫn các em tự luyện, học tốt môn Tiếng Việt lớp 2lớp 3. Đề tài này góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tốt môn Tiếng Việt để tìm ra phương pháp dạy học tốt hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2

    Xem thêm