Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở lớp 1 đua ra một số kinh nghiệm về cải tiến phương pháp dạy học môn Toán ở lớp một nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở môn học này. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 1

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Cơ sở lý luận:

Bậc tiểu học được coi là bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục, trong đó lớp Một chính là phần móng của cái nền tảng ấy. Nền móng chắc thì mới đảm bảo cho phần kiến trúc bên trên được bền vững. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng luôn là vấn đề thời sự, nó được các cấp giáo dục từ Trung ương đến cơ sở hết sức quan tâm và đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng dạy và học thì ngoài việc áp dụng những quan điểm lý luận, những hướng dẫn mang tính định hướng về nội dung và phương pháp dạy - học của các nhà khoa học giáo dục, còn đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để không ngừng cải tiến phương pháp dạy – học sao cho vừa phải phù hợp với đối tượng học sinh ơ ûtừng vùng miền, từng lớp, từng thời điểm…, vừa phải đạt được những yêu cầu chung được đặt ra về mặt kiến thức. Việc cải tiến phương pháp dạy - học càng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà bậc tiểu học vừa hoàn thành xong việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới và đang cần rất nhiều những đóng góp mang tính thực tiễn từ phía giáo viên trực tiếp đứng lớp để nội dung và phương pháp dạy – học theo chương trình mới được hoàn thiện ở mức cao nhất.

Là một người giáo viên, bản thân tôi cũng luôn mong muốn góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào cái Đại dương mênh mông kiến thức về phương pháp dạy – học của nền giáo dục nước nhà. Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài này, tôi muốn đưa ra để trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm về cải tiến phương pháp dạy học môn Toán ở lớp Một nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở môn học này.

Trước hết, chúng ta cùng xác định một cách tổng quát về mục tiêu dạy – học môn Toán ở lớp Một.

Theo nghiên cứu của tôi về chương trình, sách giáo khoa mới thì tôi nhận thấy việc dạy – học Toán ở lớp Một nhằm giúp học sinh:

  • Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng , phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; về đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ, các ngày trong tuần lễ; về đọc đúng giờ trên mặt đồng hồ; về một số hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về gải toán có lời văn…
  • Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạmvi 100; cộng và trừ không nhớ các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài 10cm; giải một số toán đơn về cộng, trừ; bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
  • Học sinh chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập.

Để học sinh có thể đạt được những yêu cầu đã đặt ra ở trên không phải là khó nhưng cũng hề dễ nếu giáo viên không có những cải tiến thích hợp về phương pháp dạy – học. Đó cũng chính là điều làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm cách để nâng cao chất lượng dạy – học, nâng dần trình độ tiếp thu của học sinh.

Với thực tế kinh nghiệm của 18 năm liên tục được phân công giảng dạy ở lớp Một và sau 6 năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, tôi đã có một số biện pháp hữu hiệu để khi học xong lớp Một các em phải biết:

  • Tính cộng và trừ trong phạm vi 100.
  • Đo độ dài đoạn thẳng trong phạm vi 10 cm.
  • Tuần lễ và các ngày trong tuần lễ.
  • Biết đọc giờ trên mặt đồng hồ.
  • Giải một số bài toán đơn về cộng, trừ.
  • Biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.

2. Thực trạng và nguyên nhân:

Trong 1-2 năm đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, chất lượng môn Toán ở lớp do tôi phụ trách nói riêng và trong toàn khối Một nói chung còn nhiều hạn chế. Các em thường xuyên sai ở một số điểm sau:

  • Nhầm lẫn khi sử dụng dấu <, >.
  • Lúng túng trong việc so sánh giá trị các số.
  • Chưa thành thạo khi tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
  • Giải toán có lời văn còn nhầm lẫn hoặc chưa viết được câu lời giải.

Chất lượng kiểm tra định kỳ cuối kỳ II môn Toán ở lớp do tôi phụ trách trong hai năm học 2002 -2003 và 2003 -2004 như sau:

NĂM HỌC

TỈ LỆ ĐIỂM KTĐK MÔN TOÁN

9 - 10

7 - 8

5 - 6

3 - 4

1 - 2

2002 - 2003

10.2

26.7

42.5

10.4

10.1

2003 - 2004

15.3

30.1

39.6

5.7

9.3


Theo tôi, sở dĩ xảy ra thực trạng trên đây là do những nguyên nhân sau:

  • Giáo viên chưa thực sự nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới để phát huy tính tích cực của học sinh.
  • Trình độ học sinh không đồng đều: có em đã được học qua lớp Mẫu giáo, có em chưa bao giờ biết đến mặt chữ, sách vở trước khi vào lớp Một; có em chỉ dạy qua một lần, thậm chí chỉ nói sơ qua đã biết, nhưng cũng không ít học sinh giáo viên dạy đi dạy lại nhiều lần vẫn chưa hiểu hoặc hiểu rồi lại quên ngay.

II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Năm học 2008-2009 tôi tiếp tục được phân công dạy lớp Một, lớp có 28 học sinh; trong đó có 14 học sinh nữ. Trong quá trình giảng dạy, tôi gặp một số khó khăn và thuận lợi sau:

1. Thuận lợi:

- Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy lớp Một được 19 năm nên ít nhiều cũng đã tích luỹ được một số kinh nghiệm dạy học, trong đó có kinh nghiệm dạy học môn Toán ở lớp Một; có khả năng tự làm một số đồ dùng dạy học đơn giản phục vụ cho việc dạy học.

- Hoàn cảnh gia đình có nhiều thuận lợi cho công tác giảng dạy, nghiên cứu tài liệu: chồng tôi cũng là một đồng nghiệp và là lãnh đạo trong nhà trường nên anh đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong giảng dạy; các con tôi đã khôn lớn; kinh tế gia đình tạm ổn định…

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác đổi mới phương pháp dạy – học nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt của nhà trường.

- Đa số cha mẹ học sinh lớp do tôi phụ trách quan tâm đến việc học của con cái nên đã mua sắm khá đầy đủ sách, vở và các đồ dùng học tập cho các em ngay từ đầu năm học; họ thường xuyên giữ liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

- Nhiều học sinh học tập tích cực.

2. Khó khăn:

- Một số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, làm nghề lao động phổ thông vất vả cả ngày nên ít có thời gian và sức lực để chăm sóc con cái về mọi mặt.

- Một số học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp công việc gia đình như: trông em, mót điều, mót mủ cao su… không có thời gian chuẩn bị bài ở nhà nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập, trong đó có môn Toán.

- Địa bàn xã rộng, học sinh ở rải rác trong nhiều thôn; thậm chí có những em nhà ở trong rẫy, trong bưng, đường đi lại khó khăn nên việc gặp gỡ trực tiếp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh còn hạn chế.

- 1/3 số học sinh trong lớp chưa được học qua trường Mẫu giáo nên còn nhút nhát, hạn chế về mặt tiếp thu kiến thức (do chưa được làm quen với mặt chữ, số).

- Lớp có 2 học sinh lưu ban, trong đó 1 em đã lưu ban 3 năm lớp Một.

III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

A- PHÂN LOẠI HỌC SINH:

Như tôi đã trình bày ở phần trên, tuy trường tôi ở thị tứ, là trung tâm của cụm gồm 5 xã nhưng tình hình học sinh vẫn rất đa dạng, có em đã học qua Mẫu giáo và cũng còn nhiều em chưa được học qua bậc học này, thậm chí có những em lưu ban nhiều năm ở lớp Một; trình độ tiếp thu do vậy cũng rất khác nhau. Vào đầu mỗi năm học, sau khi tựu trường khoảng 1 tháng, tôi tiến hành khảo sát chất lượng và đánh giá trình độ tiếp thu của học sinh. Sau đó để tiện theo dõi và giảng dạy, tôi tạm phân học sinh theo các trình độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Trong đó, tôi quan tâm nhiều đến 3 đối tượng học sinh: trung bình, yếu và kém. Để đảm bảo cho tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức, tôi chuẩn bị trước ở nhà các bài tập ( dựa vào vở Bài tập Toán) có yêu cầu kiến thức từ dễ đến khó. Các bài tập khó dành cho học sinh khá, giỏi; các bài tập dễ dành cho học sinh trung bình trở xuống nhằm tạo hứng thú cho các em trong từng tiết học để các em chủ động tiếp thu kiến thức.

Trong năm học đầu tiên khi áp dụng thử nghiệm đề tài, sau khi phân loại học sinh và chuẩn bị được một số lượng bài tập đủ để dạy cho ít nhất 1 chương (các chương còn lại tôi sẽ tiến hành soạn tiếp trong những khoảng thời gian rảnh rỗi và những năm học tiếp theo sau đó tôi chỉ cần điều chỉnh, bổ sung thêm cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng năm học), tôi tiến hành các biện pháp cụ thể để áp dụng đề tài.

B- BIỆN PHÁP CỤ THỂ:

Trước hết, tôi tranh thủ trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học để gặp gỡ, yêu cầu họ mua sắm cho học sinh đầy đủ các dụng cụ cần thiết tối thiểu cho việc học tập tất cả các môn học. Riêng môn Toán, ngoài các dụng cụ, đồ dùng học tập cần thiết như sách giáo khoa, bộ ghép Toán…, tôi yêu cầu phụ huynh học sinh trang bị thêm cho mỗi em 1 cuốn vở ô li để học sinh làm lại các bài tập bị sai hoặc làm thêm một số bài mà các em chưa thông thạo về kiến thức (bài tập do giáo viên biên soạn). Việc làm này sẽ có tác dụng củng cố kiến thức cho học sinh và giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức mình vừa phát hiêïn được, đồng thời đây cũng là cách để rèn kỹ năng viết cho học sinh.

Khi học sinh đã có đủ các dụng cụ, đồ dùng học tập cần thiết, tôi bắt đầu áp dụng đề tài cụ thể cho từng dạng Toán như sau:

1. Dạy toán về nhiều hơn, ít hơn:

Với dạng toán về nhiều hơn, ít hơn học sinh phải nắm thật kỹ để các em chuyển sang học về dấu lớn hơn, bé hơn được dễ dàng. Đối vơí học sinh khá, giỏi, các em tiếp thu bài rất nhanh vì đó chỉ là những kiến thức đơn giản các em nhận biết trong giao tiếp hàng ngày với cha mẹ, với những người xung quanh. Đối với những học sinh trung bình, yếu, kém; kiến thức về nhiều hơn, ít hơn các em chỉ được nghe khi vào học lớp Một vì những học sinh này thường ít được sự quan tâm, hướng dẫn của cha mẹ từ những sinh hoạt, vui chơi hàng ngày; hơn nữa, cha, mẹ của các em cũng vì lo bươn chải làm lụng để mưu sinh nên cũng ít chăm lo đến học tập của con cái mình. Vì vậy, khi dạy dạng toán này, tôi chú ý để các học sinh trung bình trở xuống được thực hành nhiều hơn.

Để các em dễ nhận biết kiến thức, tôi áp dụng triệt để phương pháp trực quan. Từ việc cho các em quan sát cụ thể để các em phát hiện và ghi nhớ nội dung kiến thức.

Ngoài Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

    Xem thêm